Những tay bán hàng thực sự là những “nhà tâm lý” đại tài. Không tin á? Hãy thử đọc “Hiệu ứng chim mồi” (2)– Hạo Nhiên, Quốc Khánh xem họ đã khéo léo vận dụng những hiệu ứng tâm lý đối với khách hàng như thế nào nhé.
SUY NGHIỆM TỔNG BẰNG KHÔNG
“Dân Marketing – dù chuyên hay không chuyên – ngày nay chắc cũng đều đã nghe qua cái gọi là chiến lược định vị. Đại ý nền tảng lý luận của định vị là mỗi thương hiệu/ sản phẩm chỉ nên (và chỉ có thể) chiếm một đặc tính nào đó trong đầu khách hàng. Thương hiệu này thì chiếm hữu những đặc tính nhanh, chỗ khác thì rẻ, chỗ khác nữa thì giúp trắng răng, kẻ thì thơm miệng…Rất khó có thương hiệu nào chiếm lĩnh được nhiều đặc tính cùng một lúc.
Tuy nhiên, một số người vẫn không tin vào ý tưởng này (hoặc có thể đơn giản vì họ sợ mất và muốn được tất), và định vị rằng sản phẩm của mình …chuyên tất cả mọi thứ : vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ, vừa thơm miệng, vừa trắng răng, vừa làm răng chắc khoẻ…Vậy liệu rằng , có bằng chứng khoa học nào cho thấy tập trung vào một ưu điểm duy nhất sẽ có tác dụng hơn cách làm tất -cả -trong -một hay không?
Thực ra là có. Khoa học tâm lý gọi phát hiện này là Suy nghiệm tổng bằng không.
Suy nghiệm tổng bằng không
“Bây giờ ta sẽ quay lại chủ đề chính : suy nghiệm tổng bằng không. Suy nghiệm tổng bằng không cho rằng, con người luôn có xu hướng nghĩ rằng mọi thứ đều có thể đánh đổi, được cái này thì mất cái kia, nói cách khác là khi cộng cái được và cái mất của một quyết định thì ta sẽ được tổng là 0. Nếu sản phẩm ngon, bổ, thì chắc nó không rẻ; nếu ngon, rẻ thì chắc nó không bổ; còn nếu nó bổ, rẻ, thì không ngon đâu. Được cái này thì mất cái kia.
Xin chú ý rằng, vẫn có trường hợp một quyết định không có tổng bằng không, ví dụ như vẫn có sản phẩm thực sự vừa ngon, vừa bổ, vừa rẻ; hay vừa chắc răng, vừa thơm miệng, nhưng trong đầu chúng ta vẫn không tin điều này ,Những trường hợp ta cứ khăng khăng là tổng bằng không, trong khi thực ra nó khác không, gọi là thiên kiến tổng bằng không.”
Thí dụ như nói về kem đánh răng P/S – Sạch khuẩn, trắng răng nụ cười rạng rỡ, COLGATE – Cho răng chắc khoẻ và không sâu răng… mỗi một loại kem đánh răng có một slogan riêng, loại thì trắng răng, loại thì không sâu răng.
Nếu một sản phẩm có đầy đủ các thuộc tính thì khách hàng lại nghi ngờ sản phẩm sao lại rẻ và đẹp được? Nên nhiêu trường hợp các cửa hàng bán đồ có chỉ ra sản phẩm này do lỗi một chút, xuất dư… nên giá sản phẩm rẻ. Đối với thông tin đó, người mua lại vui vẻ mua mà không mảy may nghi ngờ gì cả. Đó cũng là những điều người kinh doanh đã áp dụng trong buôn bán.
Sức mạnh của chuyển động rìa
“Chắc bạn cũng biết , những quảng cáo có chuyển động luôn thu hút sự chú ý tốt hơn những quảng cáo tĩnh. Những cửa hiệu xung quanh bạn luôn cố gắng làm biển hiệu nhấp nháy thay vì giữ nguyên, và khi lên mạng, các quảng cáo cũng thay đổi liên tục. Thế những, bạn có biết tại sao bản thân mình và những người xung qunh đều chịu ảnh hưởng manh của sự chuyển động ấy đến như vậy?
Mấu chốt nằm ở hàng triệu năm về trước…
Cuộc chiến sinh tồn của tổ tiên loài người
Hàng triệu năm trước, tổ tiên con người luôn phải đối mặt với nhứng mối hoạ quanh mình. Qúa trình chọn lọc tự nhiên bắt đầu. Các cá thể nhạy với chuyển động, có thể phát hiện ra những sự dịch chuyển nhỏ nhất để chạy thoát thân. Ngược lại các cá thể kém nhạy hơn sẽ chết dưới nanh vuốt của thú săn mồi, những hòn đá rơi vào những cành cây gãy.
…
Biết được đặc điểm nhạy cảm với chuyển động của loài người, nhiều nhà quảng cáo bắt đầu cho thêm sự chuyển động vào quảng cáo, nhưng…
Điểm quan trọng bắt đầu từ đây. Như vậy, tuy chuyện con người nhạy cảm với chuyển động là quá hiển nhiên, nhưng sau khi hiểu được nguồn gốc của bản tính này, ta phát hiện ra rằng , con người không nhất thiết chỉ nhạy cảm với những thứ nằm trong trung tâm sự chú ý . Các biển hiệu nhấp nháy, các banner quảng cáo chạy liên tục trên các trang web hay ở các cửa hiệu có thể thu hút sự chú ý, nhưng lại khiến quảng cáo trở nên kém tinh tế, và có thể gây tác dụng phụ. Rõ ràng, nếu chỉ thu hút sự chú ý nhưng lại kèm theo cảm giác tiêu cực thì chẳng hay chút nào.
Cái hay nằm ở sự vận động nằm ngoài rìa sự chú ý (chuyển động rìa, hay những chuyển động mà bản thân ta không để ý đến). Nhìn lại quá trình chọn lọc tự nhiên, sự nhạy cảm không chỉ áp dụng với những thứ nằm ngay trước mắt, mà còn ở những thứ nằm ở rìa tầm mắt nữa. “
Ví dụ một số cửa hàng hay đặt những con mèo gọi khách để thu hút sự chú ý của khách, một số quán ăn hay để hình khói bay bay để thu hút sự chú ý của khách, một số bảng hiệu phần rìa lại nhấp nháy mục đích cuối cùng cũng là thu hút sự chú ý của khách nhưng lại là ứng dụng rất hay trong kinh doanh của chuyển động rìa.
MÔ HÌNH ĐIỀU HƯỚNG MỤC TIÊU THỤ ĐỘNG (PGG)
“Mỗi lần vào siêu thị, các bạn thường thấy một số nhãn hàng cho các bạn dùng thử, nhất là các nhãn hàng thực phẩm ăn chơi (các loại thực phẩm không tốt cho sức khoẻ nhưng ăn ngon vô cùng , ví dụ như bánh kẹo , khoai tây chiên, sô cô la, nước ngọt…) Trong lòng cũng thoải mái , kèm theo cô bán hàng cũng đon đả, xinh xắn và chuyên nghiệp quá, bạn vui miêng ăn vài miếng. Và rồi bạn ra về với một giỏ toàn đồ ăn vớ vẩn chỉ béo chứ không hề bổ.
Bạn có thấy quen không?
Xin chia buồn với bạn, bạn là nạn nhân của việc lợi dụng mô hình điều hướng mục tiêu thụ động mà thôi. Những người bán hàng đã biết rõ mô hình này, và đã kích hoạt hành vi sa ngã của bạn chỉ bằng vài miếng ăn chơi trước đó.
Mô hình điều hướng mục tiêu thụ động (PGG).
Mô hình PGG được Laran và Janiszewski đề xuất trong một bài báo khoa học viết năm 2008 (đăng năm 2009).
…
Nói tóm lại, giả sử có hai mục tiêu A & B, nếu ta được kích hoạt hành vi nào đó thuộc A, ta sẽ tiếp tục tập trung hoàn thành A cho tới khi xong việc . Sau đó ta mới bắt đầu quan tâm đến việc hoàn thành B hơn là tiếp tục A.”
Gỉa dụ, với ví dụ trước đó. Bạn được mời ăn thử, lúc đó bạn sẽ bị kích hoạt mục tiêu chính là món ăn đó, sẽ không có gì lạ nếu bạn sẽ bỏ giỏ những thứ đồ ăn linh tinh khi ra về. Một ví dụ khác, bạn tự nhủ chỉ xem một tập phim Hàn Quốc thôi nhưng bộ phim quá hay khiến bạn xem đến tập cuối cùng, chức năng xem phim đã được kích hoạt ngay từ tập đầu tiên khiến bạn bỏ cả học, cả ngủ để cày phim…và hoạt động đó chỉ dừng khi bạn hoàn thành bộ phim.
Còn những hiệu ứng cự kỳ tuyệt với như Hiệu ứng Ikea, hiệu ứng ảo tưởng hoàn thành, giá tròn hay giá lẻ… vô cùng hấp dẫn và bạn có thể áp dụng những hiệu ứng này ngay đối với công việc kinh doanh của mình. Đừng bỏ qua cuốn sách này nếu muốn trở thành nhà kinh doanh am hiểu khách hàng và đạt được lợi nhuận cao nhất. Hoặc nếu bạn tò mò với những ứng dụng tuyệt diệu của những hiệu ứng này trong các lĩnh vực khác của cuộc sống, thì đây cũng là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
Liên hệ đặt bài/ xem portfolio qua gmail: ngathanh2703@gmail.com
Hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/reviewsachvamarketingonline
Review sách “Khởi Nghiệp Du Kích”: “Đập tan” nỗi sợ khởi nghiệp khi kinh nghiệm và nguồn vốn hạn hẹp
Review sách “Ngồi khóc trên cây”: Số phận đôi khi sẽ thử thách chúng ta theo những cách rất đặc biệt
Review sách “Hạnh phúc là”: 500 gợi ý để sống trọn từng giây
Review sách “Ý tưởng này là của chúng mình”: Quảng cáo vui lắm, rảnh vô làm chơi !
Review sách “Cuộc sống rất giống cuộc đời”: Cười từ nhà ra phố với những mẩu chuyện vui hết cỡ
Blog review sách hay – Review sách và Cung cấp các kiến thức về Marketing