người gieo hy vọng - Erin Gruwell và Những Nhà Văn Tự Do

Review sách “Người gieo hy vọng”: Những “thiên thần” không cánh đã thay đổi cuộc đời những em học sinh tưởng như không cứu vãn nổi

95 bài viết chân thành, xúc động về những hoàn cảnh học sinh bị phân biệt chủng tộc, mang thai, vô gia cư… và những nhà giáo đã làm cách nào để “cứu” các em khỏi hoàn cảnh tăm tối hiện tại sẽ được tái hiện trong cuốn sách “ Người gieo hy vọng” của tác giả Erin Gruwell và Những Nhà Văn Tự Do.

“KHI TÔI QUYẾT ĐỊNH trở thành một cô giáo , tôi say sưa học những quy tắc sư phạm ở trường đại học, nhưng khi tôi bước chân vào phòng học 203 tại trường Trung học Wilson , tôi phát hiện ra mình đã thiếu chuẩn bị như thế nào trước những khó khăn khi giảng bài cho các em học sinh cá biệt . giống như rất nhiều sinh viên đại học mơ mộng khác khi xem các bộ phim về giáo dục, tôi cho rằng mình chờ đợi các em học sinh của mình đứng lên bàn và hô to :” Ôi Thuyền trưởng, Thuyền trưởng của em”, như các em học sinh đã làm trong bộ phim Hội thi sĩ quá cố, hay vượt qua mọi trở ngại như học sinh của Jaime Escalante tron phim Chịu đựng và ban phát.Khi đó, tôi đứng như trời trồng trước cả đám học sinh mới toanh, thờ ơ, ngang ngạnh; viên phấn trắng nằm yên trong tay tôi, còn tôi gượng nở nụ cười méo xệch. Học sinh ngó qua tôi, với những đốm trắng trang trí trên áo tôi, với những hạt ngọc trai trắng muốt của tôi, và “niềm vinh dự trong sáng”của tôi, và ngay lập tức bắt đầu đánh cuộc về việc tôi sẽ tiếp tục được bao lâu nữa.

Thật may mắn, vẻ ngây thơ của tôi đã bảo vệ tôi thoát khỏi những kết luận tất yếu của chúng rằng tôi sẽ phải từ bỏ công việc này vào cuối tuần. Một đứa trong đám học sinh đã gấp chương trignh bài giảng của tôi thành máy bay rồi phi thẳng về phía tôi; một số đứa gọi tên tôi bằng tiếng Tây Ban Nha đầy châm chọc, và rất nhiều học sinh khác ngỗ ngược khắc tên các băng nhóm của chúng lên bàn học. Điều đó trở thành sự thực đau lòng mà mọi lý thuyết tôi nhớ được rtrong thời gian học đại học đều đã lu mờ so với những bài học đơn giản mà tôi sẽ học mỗi ngày tại lớp học nơi đô thị này của tôi.

Một trong những hoạt động tôi đã dùng để lôi cuốn các em tham gia vào là Trò chơi xếp hàng. Tôi chia lớp học thành 2 nửa, được phân cách bằng một dải băng nhỏ đặt giữa sàn lớp học , sau đó yêu cầu học sinh bước tới hàng kẻ nếu em biết mua ma túy ở đâu”.” Đứng trên hàng kẻ hàng kẻ nếu em từng đến thăm người thân trong trại giam.” “Đứng trên hàng kẻ nếu em từng bị mất một người thân quen vì bạo lực của băng đảng điên rồ nào đó.” Trước khi thực hiện bài tập khởi động này, các bài luận của các em viết nộp cho tôi chỉ qua loa đại khái và không gây xúc động cho người đọc. Một học sinh là Maria còn viết trong cuốn vở tập viết luận của em rằng “Tôi ghét Erin Gruwell!, và nếu không phải vì bị cấm, tôi sẽ đá cho cô ta một phát!”

Nhưng khi Maria và các em học sinh khác được khích lệ bước tơi hàng kẻ phân cách, thể hiên những điểm dễ bị tổn thương của chính mình, các em nhận ra ai cũng có câu chuyện riêng; các em chỉ cần cơ hội để được lắng nghe và một bước khởi đầu đánh thức ăng lực viết nhằm hàn gắn những nỗi đau. Ngay lập tức, bài viết của các em ghi lại khi các em chứng kiến cái chết của người anh họ, chứng kiến cha mình bị bắt giam, hay sự hổ thẹn khi sống trong cảnh vô gia cư.

Chúng tôi nhìn nhận mỗi em với cái nhìn mới mẻ hơn, và kết quả là, chúng tôi đối xử với nhau khác hơn. Phòng 203 trở thành một thiên đường an toàn cho các em, để các em trở nên thành thật, viết về những khoảnh khắc đau lòng nhất của mình và phá vỡ những khoảng cách giữa chúng tôi….”

Và tin vui là rất nhiều những học sinh đã trưởng thành nơi phòng học 203 và thay đổi bản thân, thay đổi hoàn toàn số phận của mình để trở thành con người tốt, có ích cho xã hội và đã tham gia nhóm Những nhà văn tự do và truyền cảm hứng cho những học sinh tương tự họ biết vượt lên số phận để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Mỗi đứa trẻ đều à trang giấy trắng, đều là thiên thần, chúng tốt hay xấu là do người lớn vẽ gì lên tờ giấy đó. Và khi chúng đang lạc lõng thì có một bàn tay níu chúng lại, là bàn tay của cô Erin Gruwell. giúp chúng nhân ra phải thay đổi bản thân để có một tương lai tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn và tiếp sức cho chúng “sống cuộc đời thứ hai”. Trân trọng gửi lời tri ân đến người giáo viên Erin Gruwell vì đã mang năng lượng tích cực đến cho những đứa trẻ ấy.

BỨC THƯ SỐ 3

” Em không chịu được nữa – em muốn thoát khỏi cuộc sống điên rồ này.

Sierra đứng đối mặt với tôi, môi cong lên trong cơn giận. Cô bé chỉ cao hơn 1,6m và nặng hơn 50 kg, nhưng nó làm tôi sợ. Ở tuổi 15, cô bé đeo khuyên ở mũi và đã từng sử dụng những chuyện đã từng xảy ra với mình như một tấm lá chắn chống đạn. Đi đi lại lại quanh phòng trong cơn giân dữ và buồn bã, cô bé hét lên “Không ai biết em phải trải qua những gì! Không ai cả!”

Những lời nói lộn xộn của cô bé còn để lộ nhiều cảm xúc hơn ánh mắt vằn đỏ và ráo hoảnh của em. Tôi không biết phải làm gì. Tôi là một giáo viên năm nhất. Không lớp học nào cho tôi lời khuyên về cách xử trí một học sinh có ý định tự sát. Tôi đứng im. Tôi lắp bắp “Sierra…em đã nói chuyện với nhà tư vấn…về việc này…về cảm giác của em chưa?” Cô bé có thể nhìn thấu được nỗi sợ của tôi. Tôi thấy cơ thể mình giẫn ra. Tôi cố nói ra gì đó thông thái một chút, nhưng nghe lại có vẻ gượng ép: ” Cô nghĩ em có ý do để thấy tức giận và tuyệt vọng.”

Sierra ngồi xuống, đặt tay lên hai tai , vừa dậm chân vừa nói lúng búng với mặt bàn ” Có một số người không thuộc về nơi nào cả, và như thế thì tốt hơn.”

Tôi ngập ngừng chạm vào vai cô bé. Em từ từ ngẩng đầu lên. Mắt chúng tôi chạm vào hau một lúc. Có điều gì đó tôi muốn chia sẻ, nhưng tôi kìm lại và nói ” Sierra, cô nghĩ chúng ta phải tìm người giúp đỡ em.”

Sierra ngồi thẳng dây, vòng tay ôm mình, sau đó lao ra khỏi cửa với vẻ mặt bị phản bội.

Tôi đuổi theo cô bé, lo sợ điều tệ nhất sẽ xảy đến – đó là cô bé sẽ chạy ra giữa con đường nhộn nhịp và lao mình vào trước dòng xe. Chúng tôi chạy qua cửa kính phía trước , luồn lách trên con phố, và chạy vào một hành lang khác. Cô bé đang đi đâu? Tôi đang làm gì thế này? Sao tôi lại là người Sierra tìm đến? Tôi có nên chạy ra ngoài như thế này không?

Sierra và tôi cách xa nhau thế ư?

Tiếng bước chân của chúng tôi vang dọc hành lang vắng tanh cho đến khi tôi dồn được cô bé vào một góc. Bản năng của tôi trỗi dậy , và tôi vòng tay qua người cô bé. Cô bé chống cự cho đến khi thân hình mảnh khảnh của em rũ xuống bất động. Sau đó em khóc, tất cả vẻ cứng cỏi của em trôi tuột đi: “Sao em lại không thể sống bình thường được chứ?” Cứ như tôi đang nhìn vào một tấm gương.

“Nhưng Sierra viết nhật kí. Ngay cả vào những ngày không có giờ của tôi, cô bé vẫn viết nhật kí. Tôi có thể thấy no bị rách ở trong nhờ vào mép giấy mòn vẹt và sự tương phản giữa những trang giấy nhăn nhúm và những những trang thẳng thớm. Tôi tò mò về những gì cô bé viết. Sau đó, một ngày nọ khi tôi đang phát bài thi, cô bé bí mật bảo tôi đọc nhật kí của em.

“Mục nào?” tôi hỏi, thấy rất bất ngờ.

“Mục nào cũng được.” Cô bé mở quyển nhật kí ra và quay đi chỗ khác.

Tối hôm đó, tôi học hết quyển nhật ký từ bìa bên này sang bìa bên kia. Cô bé viết về mẹ mình, về mối quan hệ bất ổn giữa hai người. Cô bé viết về cái đêm em chứng kiến bạn mình bị giết, về việc muốn đưa cậu ấy trở về, về việc luôn tự hỏi sao mình lại bị bỏ ở đây. Cô bé viết về những lần em tự tử, về những lần vào viện, về việc muốn sống tốt hơn nhưng không biết bằng cách nào. Trong những dòng chữ cộc lốc thô ráp của em ẩn chứa những nét mềm mại, dễ bị tổn thương, một nét thơ, cũng giống như Sierra.

Tôi vừa đọc vừa khóc, biết rằng mình nên làm nhiều hơn . Tôi ôm quyển nhật ký của cô bé sau khi đọc xong. giờ tôi đã hiểu những câu chuyện sau ánh mắt đó. Tôi hiểu nỗi đau, sự giận dữ và vì sao cô bé lấy cả hai thứ đó làm vỏ bọc cho mình. Tôi hiểu rằng có những cuộc đời tương đồng trong lớp học. Cuối cùng tôi bắt đâu viết ” Cả hai chúng ta đều đã từng vượt qua…”

Đằng sau mỗi câu chuyện về một thanh thiếu niên ngỗ nghịch lại là một cau chuyện dài. Cô bé này mới chỉ 15 tuổi, cái tuổi bồng bột và cần gia đình quan tâm nhiều nhất thì lại không có những thứ đó. Yếu đuối, sợ hãi và bất lực đã khiến cô bé trở nên khó bảo, bất cần đời… Điều đó như là một cái gai cô bé giương lên chỉ để tự bảo vệ mình. Cho đến khi cô bé gặp cô giáo thì mới thu những cái gai đó lại và tâm sự cuộc sống đang bế tắc của mình. Cô giáo đã cùng em chia sẻ, thấu hiểu nỗi đau của em và khuyên cả hai sẽ cố gắng để vượt qua những nỗi đau này để sống tiếp những trang đẹp hơn cho cuộc sống sau này.

BỨC THƯ THỨ 6

“Tôi phát hiện ra bằng cách quan hệ bừa bãi, tôi có thể nhanh chóng hòa nhập vào “thành phố mây đen” mới của mình. Quan hệ tình dục sớm, quần áo hàng hiệu, những ánh mắt lôi cuốn, và những công việc tôi nghĩ mẹ tôi sẽ không bao giờ phát hiện ra , tất cả những điều này đã làm tổn thương những người tôi yêu quý nhất và khiến cuộc đời tôi đi sai hướng.

Tôi lớn lên ở vùng nông thôn miền Nam nước Mỹ. Nhìn từ bên ngoài, cuộc sống gia đình tôi có vẻ hạnh phúc. Bố mẹ tôi rất hay cãi nhau, nhưng điều đó không ngăn cản chúng tôi làm nhiều việc.Chúng tôi đi ăn ở ngoài, trượt băng, xem các chương trình tài năng , đi chơi công viên, mua sắm, chơi bowling, và cầu nguyện ở nhà thờ địa phương. Mỗi tháng chúng tôi đến nhà bà hai lần, cho dù có chuyện gì xảy ra, thậm chí cả khi bố mẹ tôi vừa cãi nhau hôm trước. Mẹ tôi có hai chỗ làm, còn bố tôi làm tự do. Chúng tôi không muốn bất cứ thứ gì, thậm chí cả sự chú ý. Bố tôi còn có hẳn một ngôi nhà ở khu dân cư khép kín. Lúc đó tôi không biết, nhưng ngôi nhà của chúng tôi được xây nên bởi những đồng tiền phi pháp. Và tiền phi pháp thì bao giờ cũng để lại dấu vết. Tôi nhớ một lần cảnh sát trưởng đến nhà tôi và bảo bố mẹ tôi (cụ thể là bố tôi) ngừng việc buốn bán ma túy vì bố là người tiếp theo trong danh sách cần bắt giữ của họ,. Bố không nghe, nhưng mẹ tôi thì có,và thế là trong vòng 2 tuần tất cả chúng tôi đều thu dọn hành lý, sẵn sàng đáp chuyến tàu đến một thành phố lớn – nơi mà bây giờ tôi gọi là “thành phố mây đen” . Câu chuyện của tôi bắt đầu từ đây.

Thành phó mới này lớn hơn nhiều so với vùng nông thôn quê của chúng tôi. ‘Chà” tôi nghĩ, “một chiếc xe buýt ở thành phố. Ở miền Nam , chúng tôi hầu như đi bộ đến bất cứ nơi nào.

Những đứa học sinh phổ thông ở thành phố hay nói tục, uống rượu, quan hệ tình dục, bỏ học , và dùng chất kích thích …Tôi không thể không tự hỏi các học sinh thành phố làm gì khi bỏ học, và tôi sớm trở thành nạn nhân của môi trường xấu này. Hút cần sa, nói tục, uống rượu, và bỏ học là tất cả những gì tôi nghĩ đến. Hội các nữ sinh nói tục giờ là hội của tôi. Tôi thay “Vâng thưa cô” và “không, thưa chú” bằng “Còn lâu” và “Chết đi.” Trông tôi cực kì rũ rượi, đó là còn nói giảm nhẹ đi.

Ở tuổi 14 tôi đã có thai. Ở tuổi 15, tôi có 1 đứa con nhưng không có ông bố nào bên cạnh và cũng không biết ai là bố nó. Tôi thậm chí đã quan hệ với bạn trai của chị mình, thế nên tôi không biết bố đứa trẻ là ai. Tôi đã học cách hòa nhập vào cuộc sống ở “thành phố mấy đen” với hai chân dang rộng và hai mắt nhắm tịt.

Giờ tôi dang ngồi đây, 11 năm rưỡi sau, và hình như lịch sử đang lặp lại. Con gái tôi bắt đầu bỏ học, và có vẻ như nó quá thân thiện với các cậu nhóc trong vùng. Nỗi sợ bắt đầu xâm chiếm, nhưng lần này tôi không thể để “đám mây đen” che mắt tôi.. Lớn hơn, chín chắn hơn, và vẫn còn trí tò mò đã làm gì với mình, nên tôi sẽ không để nó đưa con tôi đi sai đường.

Tôi chọn cách quay lại trường và hoàn thành việc học mà lẽ ra tôi đã phải hoàn thành từ lâu. Tôi phải chịu trách nhiệm vì chính việc quan hệ tình dục dễ dãi từ nhỏ đã khiến tôi trở thành một người mẹ ở tuổi vị thành niên.

Đã có lúc tôi thất vọng, nhưng giờ tôi đầy quyết tâm. Đã có lúc tôi lầm đường lạc lối , nhưng giờ tôi đã chỉnh đúng hướng. Đã có lúc tôi bị tụt lại đằng sau, nhưng giờ tôi đang lấy lại thời gian đã mất. Nhiều lối đi trong cuộc đời tôi đã không khiến tôi gục ngã mà giúp tôi trở nên mạnh mẽ hơn. Nỗi đau từng che phủ cuộc đời tôi như một đám mây đen giờ đã được lật ngược lại để trở thành nguồn cảm hứng tưới lên con gái tôi, các học sinh tương lai của tôi, và cuộc đời tôi.”

Có một câu nói tôi rất thích “Mỗi Thánh nhân đều có một quá khứ, mỗi tội đồ đều có một tương lai”. Không phải cứ có quá khứ xấu xa thì tương lai mặc định cũng xấu xa, tương lai là điều bất ngờ ở phía trước. Việc bạn trở nên xấu hay tốt lên đều do nỗ lực ở hiện tại của bạn, do bạn nhìn nhận mình thế nào. Cô gái ở đây đã có một quá khứ toàn những điều sai trái, nhưng may cho cô ấy đã kịp nhận ra, cô ấy đã nhìn thấy đứa con của mình và quyết tâm thay đổi bản thân để con cô ấy không giẫm lên “vết xe đổ” như cô ấy trước kia. Để cô ấy có một tương lai khác đi, để mong muốn trở thành giáo viên, giúp ích cho cuộc sống và cho những đứa trẻ khác, những học sinh của cô một tương lai tốt đẹp hơn.

Còn rất nhiều những học sinh mắc vào những tình trạng :phân biệt chủng tộc, vô gia cư, nhiễm các bệnh HIV/AIDS, mắc kẹt trong những vụ xả súng, bị lợi dụng quan hệ tình dục… mà mỗi câu chuyện là những nhân vật yếu thế trong xã hội, rơi vào những hoàn cảnh khắc nghiệt được mô tả chân thực trong 95 bức thư với 95 số phận khác nhau. Và những người thầy, cô đã giúp họ như thế nào, mời các bạn đón đọc.

Khi bạn nghĩ rằng đời mình rơi vào bế tắc, không có ánh sáng nào cuối đường giúp bạn thì hãy đọc cuốn sách này để cổ vũ cho mình. Một lần nữa tri ân đến những người thầy, cô trong cuốn sách đã trở thành những “thiên thần không cánh” để giúp đỡ các em trong những tháng ngày tăm tối nhất cũng như các thầy cô đang ngày đêm vì sự nghiệp trồng người, vì học sinh thân yêu. Một cuốn sách đầy ý nghĩa, chứa chan tình thương yêu những ngày đầu năm mới dành cho bạn.

Nga Nguyễn

Liên hệ đặt bài/ xem portfolio qua gmail: ngathanh2703@gmail.com

Hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/reviewsachvamarketingonline

Review sách “Đừng chỉ đẹp mà không hiểu chuyện”: Khi một cô gái học được sự khéo léo, bản lĩnh trong cuốn sách này. Còn điều gì có thể ngăn cản cô ấy thành công, hạnh phúc?

Review sách “Ếch ộp -tuyển tập truyện siêu ngắn: Những tâm sự “thầm kín”siêu hài hước mà mấy đứa con trai không bao giờ muốn bạn biết

Review sách “Bạn đắt giá bao nhiêu?” : Mỗi cô gái hãy trở thành phiên-bản-chính-mình-yêu-thích-nhất

Review sách “Con chim xanh biếc bay về” : Cậu bé Sẹo gầy gò, hiền lành năm xưa “trở về” một cách bất ngờ

Review sách “Hiệu ứng chim mồi” (2) Những người kinh doanh đã ứng dụng hiệu ứng tâm lý trong bán hàng như thế nào?

Review sách “Đừng Để Mất Bò”: 7 chiến lược thông minh giúp hệ thống bán lẻ vận hành trơn tru, tránh thất thoát trong kinh doanh

Review sách “Khởi Nghiệp Du Kích”: “Đập tan” nỗi sợ khởi nghiệp khi kinh nghiệm và nguồn vốn hạn hẹp

Review sách “Đường về nhà”: Hành trình dũng cảm,táo bạo của một cô gái nhỏ đạp hơn 3000 cây số từ Bắc Kinh về Hà Nội

Review sách “Chiến binh cầu vồng”: Giáo dục đã thắp sáng khát vọng, mong ước của những đứa trẻ nghèo đảo Belitong như thế nào?

Review sách “Lâu đài bay của Pháp sư Howl”:Liệu pháp sư Howl có hóa giải được lời nguyền đã biến Sophie thành một bà lão già nua, xấu xí

Review sách “Ngồi khóc trên cây”: Số phận đôi khi sẽ thử thách chúng ta theo những cách rất đặc biệt

Review sách “Trải nghiệm khách hàng xuất sắc” : “Gót chân Asin” của nhiều doanh nghiệp và những bí quyết chạm đến trái tim khách hàng bằng trải nghiệm

Review sách “Hạnh phúc là”: 500 gợi ý để sống trọn từng giây

Review sách “Ý tưởng này là của chúng mình”: Quảng cáo vui lắm, rảnh vô làm chơi !

Review sách “Bàn có năm chỗ ngồi”: Tình bạn trong sáng hồn nhiên những năm tháng tuổi học trò tươi đẹp

Review sách “Cuộc sống rất giống cuộc đời”: Cười từ nhà ra phố với những mẩu chuyện vui hết cỡ

Blog review sách hay – Review sách và Cung cấp các kiến thức về Marketing