hai mươi dáng hình tội ac - review sách

Review sách “Hai mươi dáng hình tội ác’: Tiết lộ cơ chế gây án, thần kinh tác động đến tâm lý tội phạm.

Chưa bàn tới mức độ ra tay tàn ác như vụ án cọc bê tông, sát hại cả làng 30 người, vụ án c**** h*** & gi*** mẫu vẽ tranh… mà thạc sỹ tội phạm học tại đại học South Wales liệt kê trong “Hai Mươi Dáng Hình Tội Ác “ thì những dẫn chứng về nguyên nhân, cơ chế thần kinh, cũng như những phân tích tâm lý chi tiết dựa trên tâm lý học đúng là “kho báu” cho những ai muốn tìm hiểu chi tiết về tâm lý học tội phạm dựa trên cơ sở khoa học nghiên cứu về tâm lý con người.

Vụ án thứ 1: Chấm dứt sinh mạng tại miền Nam

Địa điểm : Một thành phố thuộc miền Nam Trung Quốc

Loại: Cố ý giết người, trộm cắp tài sản

Kết quả : 1 đương sự nữ tử vong

Hoàn cảnh: Phạm tội trong cơn kích động

Động cơ gây án: Dằn nén cảm xúc và rối loạn nhân cách.

Mục đích gây án : Giải toả cảm xúc

Kết quả xét xử: Nam hung thủ bị kết tội danh cố ý giết người.

Diễn biến vụ án: Hung thủ và nạn nhân sống chung, có mâu thuẫn về nguồn thu nhập. Hàng xóm nghe nạn nhân chửi hung thủ là loại vô tích sự, không đáng mặt đàn ông, hung thủ đe doạ giết nạn nhân. Hung thủ lấy dao ở phòng bếp và đâm nạn nhân 4 nhát liên tục. Sau khi giấu xác nạn nhân hung thủ đã bỏ chạy.

2, Hoàn cảnh, môi trường và phân tích tâm lý nhân vật.

Hàng xóm đã nhiều ngày báo án vì nhà nạn nhân nồng nặc mùi rất khó chịu, khi vào thì xác nạn nhân giấu sau cửa bếp, hiện trường không có dấu vết bị đột nhập. Có dấu vết ẩu đả ở phạm vi nhỏ, phòng ốc bị xới tung. Qua khám nghiệm phát hiện nạn nhân tử vong được 4 ngày, thi thể đã thối rữa. Qua camera phát hiện hung thủ và đã gặp khó khăn trong quá trình truy bắt vì hung thủ có khả năng phản trinh sát sơ cấp gây trở ngại cho quá trình truy vết, sau khi phát lệnh truy nã toàn quốc đã bắt được hung thủ. Qua thẩm vấn phát hiện hung thủ bị mắc chứng bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng , vẫn đang được bác sỹ tâm lý theo dõi.

Qua phân tích thì hung thủ không có động cơ gây án rõ ràng, quá trình hình thành động cơ nhanh, không chuẩn bị kĩ càng, thuộc về phạm tội có tính chất bộc phát. Đây là gây án trong trạng thái rối loạn cảm xúc, thường xuất hiện lúc mất kiểm soát cảm xúc và hành vi trong thời gian ngắn. Thực chất quy về giải toả cảm xúc là chính, nguyên nhân là ngôn từ mang tính xúc phạm trong lúc tranh cãi.

Lúc đầu hung thủ tại hiện trường , ảnh nạn nhân và thực nghiệm, hung thủ thể hiện cảm thấy bối rối, căng thẳng , run rẩy cực độ và vặn tay. Trong quá trình xác nhận ảnh chụp và những nhát dao tại hiện trường, anh ta không dám nhìn thẳng vào ảnh và nhiều lần nhấn mạnh bản thân không hề chủ động gây án, mà do nạn nhân tấn công trước nên anh ta phòng vệ. Tuy nhiên theo báo cáo cho thấy nhát dao trí mạng ở cổ nạn nhân, cùng 3 nhát dao trí mạng khác không giống phòng vệ bình thường. Trong đó, anh ta có khả năng phản trinh sát sơ cấp do cách anh ta chạy trốn truy nã.

Cấu trúc tâm lý phạm tội: Hung thủ có đặc trưng tính cách tiêu cực” cảm xúc kích động dữ dội, thiếu lý trí, lòng báo thù, đố kỵ,,, Khả năng làm quen hàng vi phạm tội: Không, khả năng phản trinh sát do tiếp thu từ phim ảnh. Thói quen lệch lạc: Không.

Kiến thức liên quan sẽ làm rõ hơn cho độc giả hiểu về tại sao con người lại mất kiểm soát thần kinh hay còn gọi là mất lý trí dưới góc độ các nghiên cứu, giải thích tâm lý học dưới góc độ các case study và giải thích về bệnh Hysteria sẽ được trình bày rõ trong sách.

Vụ án thứ 3:” Em đồng ý làm mẫu tranh của tôi chứ?” – Vụ án cưỡng h**** và giết người liên hoàn của tên sát nhân Kiyoshi Okubo

Vụ án cưỡng h**** và giết 8 người có động cơ là thoả mãn nhu cầu lệch lạc do rối loạn nhân cách.

Hung thủ khai hắn đã cưỡng h**** và sát hại 8 cô gái trong độ tuổi 16-22 sống tại tỉnh Gunma với cùng 1 cách thức gây án và chôn giấu xác của các cô tại nơi A.

Kiyoshi sinh trưởng trong gia đình khá giả , bố mẹ chiều chuộng. Hắn học kém đến cấp 3 thì toàn đội sổ nhưng lại rất dẻo miệng, có tài bắt nạt người khác. Hắn đã gây ra 4 vụ trước đó có bao gồm cưỡng h**** , 2 vụ được hoà giải. Hắn thậm chí còn kết hôn lúc chưa tròn 30 và có 2 con, hắn che giấu vợ giỏi đến mức không phát hiện ra bộ mặt thật của hắn.

Hắn được bố mẹ chiều chuộng , phát triển tâm lý mang tính ổn định trong suốt thời gian trưởng thành, có khả năng bị rối loạn nhân cách. Hắn vẫn thường xuyên chọc ghẹo các bạn nữ mà khi được thẩm vấn thì hắn nói để gây ấn tượng với người khác. Emile Durkheim đã đưa ra thuật ngữ “vô chuẩn tắc” nhằm nghiên cứu hành vi vượt quá phép tắc. Hắn vẫn coi mình là trung tâm đến khi trưởng thành, có thể hắn đã mắc bệnh rối loạn nhân cách kịch tính.

Pháii nữ không chỉ là công cụ với hắn mà còn là công cụ thoả mãn lòng hư vinh và san sẻ thời gian tưởng tượng của hắn. Hắn nghĩ những cô gái chịu bên mình là vì họ bị thu hút bởi nghề nghiệp hắn bịa ra , sự công nhận giả tưởng này lại chính là điều hắn cần. Nhưng khi thoát khỏi chuỗi ảo tưởng lại bị cái tát phũ phàng từ thực tế , lại chuyển sang căm hận cảm giác trống rỗng và hẫng hụt các cô gái đem đến, từ nó nảy sinh ý định giết người. Bên cạnh đó là yếu tố kháng cự , hắn lại càng mong muốn giết các cô gái.

Ngoài ra 1 tác hại của bệnh rối loạn nhân cách là cảm xúc dễ bị kích động, nhất là khi người khác làm phật ý hắn, các hành vi bộc phát xuất hiện.

Tội phạm nghĩ gì khi tái phạm tội nhiều lần, lòng ham muốn vật chất có phải không tồn tại trên những tên tội phạm khi hắn vào tù ? Tội phạm nghĩ gì khi phạm tội nhiều lần sẽ được diễn giải tỉ mỉ dưới góc độ tâm lý học ngay trong tác phẩm.

Vụ án thứ 10: Thế giới “kinh tởm ” – Vụ thảm sát Tsuyama

Vụ thảm sát 28 người chết tại chỗ, 2 người chết do bị trúng đạn không cứu được tại làng Kamo gần thành phố Tsuyama do hung thủ gây án Mutsuo Toi gây án. Phạm tội do những sự kiện gây tổn thương trong đời sống (mắc bệnh, bị kì thị & tự cho là bị ruồng bỏ)

Mục đích gây án: Tiêu diệt những kẻ tổn thương mình hoặc tổn thương những người quan trọng với mình. Hung thủ đã tự tử ngay sau đó.

Sau khi bố mẹ chết, tên sát nhân Toi sống cùng chị gái và bà nội nhưng phần lớn là sống với chị vì bà đã cao tuổi, hắn học rất giỏi nhưng do thân thể yếu đuối, hay bệnh nên chỉ học đến cấp 2. lên cấp 3 bị bà phản đối kịch liệt và ở nhà phụ bà việc đồng áng. Hắn có cảm xúc bất thường, trùng xuống sau khi chị gái đi xem mắt và lấy chồng. Hắn bị người trong làng chê cười khi bị một người con gái tiết lộ chuyện từng qua lại thân mật với hắn khi gạ gẫm nhiều người không được và chỉ có cô này chấp nhận.

Thời điểm đó ở Nhật Bản có 1 vụ giết người kinh hoàng nhưng Toi lại rất say mê với bản tin và các tác phẩm cải biên từ vụ việc này.

Vào thập niên 30 của thế kỉ XX, nam giới phải đi nhập ngũ bắt buộc nhưng Toi lại bị từ chối vì sức khoẻ yếu. Từ sau đó danh tiếng của Toi tại làng tệ dần, tình hình sức khoẻ của hắn cũng tệ theo dù đã chạy chữa nhiều cách.

Vụ án này Toi có kế hoạch hành động từ trước, khi nhẩm tính thời gian người dân đến đồn cảnh sát kêu cứu, nghiên cứu địa hình trước khi gây án…

Đông cơ giết người của Toi là trả thù dân làng đã bêu riếu hắn, những người phụ nữ đã từng qua lại thân mật với hắn, trả thù những người đã đàm tiếu sau lưng mình.

Hắn đã sống một cuộc đời bi kịch câm lặng khi bị gán nhãn tiêu cực từ sự bôi nhọ thanh danh của người làng đối với mình.

Toi đã bị gán nhãn:

-Rủ rê ăn nằm bất hợp lí bị đa số phụ nữ từ chối

-Một người đàn ông yếu ớt lắm bệnh

-Tên đê tiện chuyên bắt ép người khác….

Việc bị từ chối nhập ngũ thời đó là một cái tát đối với tinh thần võ sĩ đạo, mọi người sẽ xem hắn như một kẻ tồi tệ, ăn hại.Toi bị soi mói quá đáng và bất kể ai cũng có thể lôi hắn ra nói xấu vào mọi câu chuyện và trở thành đối tượng tiêu khiển khi rỗi rãi.

Ngoài ra, nhận thức và rối loạn nhân cách là 2 nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của Toi. Tác giả liệt Toi vào bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng do: sự nghi ngờ mang tính khái quát nghĩ ai cũng kì thị mình dù là hành động vô tình, nảy sinh lòng đố kị, hay thù dai, hành vi bạo lực đều có kế hoạch,,,,,

Trong cuốn Social Pathology có 1 thuyết phát triển từ cơ sở thuyết tương tác biểu trưng trong xã hội học và đặt tên là “Thuyết gán nhãn hiệu” ban đầu chỉ trong tâm lý học tội phạm sau đó đã được áp dụng vào nhiều phương diện hơn.

Trong cuốn sách trên định nghĩa, là quá trình thay đổi ấn tượng bị động của kẻ thực hiện hành vi trong lúc tương tác, chứ không chỉ là 1 hành động đơn giản như chúng ta hay nói.

Đó là quá trình xã hội, các giai cấp có quyền lực hoặc các cá thể khác định nghĩa tiêu cực về người thực hiện hành vi bất kỳ. …

Những điểm hứng thú, ưu điểm cũng như tồn tại của thuyết này vẫn còn là ẩn số chờ bạn khai mở khi cầm trên tay cuốn sách này.

Bạn còn hứng thú với 15 vụ án và những diễn giải, lý luận dựa trên cơ sở tâm lý học lý thú trong cuốn sách này không, hãy khám phá ngay về cuốn sách về tâm lý học tội phạm cực kỳ lôi cuốn, hấp dẫn này.

Nga Nguyễn

MUA SÁCH TẠI

Tiki: https://shorten.asia/b3vKc9FU

Shopee: https://shorten.asia/63KVVjP1

Fahasa: https://shorten.asia/G1mRN669