11 đứa trẻ với hành trình đấu tranh để được cắp sách tới trường tại đảo nghèo Belitong với sự giúp đỡ của cô Mus và thầy Harfan sẽ diễn ra như thế nào. Hãy cùng tác giả Andrea Hirata kể cho chúng ta câu chuyện “Chiến binh cầu vồng” nhé.
Mười học sinh mới.
“BUỔI SÁNG HÔM ẤY,hồi vẫn còn bé, tôi ngồi trên chiếc ghế dài trong sân trường . Dưới tán cây filicium già nua rợp bóng. Cha tôi ngồi bên , hai tay ôm lấy vai tôi, gật đầu mỉm cười chào những ông bố bà mẹ khác đang ngồi cạnh con mình trên ghế dài đối diện. Hôm nay là một ngày trọng đại : ngày đầu tiên đi học.
Cuối những chiếc ghế dài ấy là cánh cửa vẫn còn để ngỏ dẫn vào một lớp học trống trơn. Khung cửa cong queo. Thật ra, toàn bộ ngôi trường đang trong tình trạng ọp ẹp như thể sẽ đổ sập xuống bất cứ lúc nào. Hai giáo viên đứng ở cửa cứ như hai vị chủ nhà đang chào đón khách đến dự tiệc. Một người đàn ông luống tuổi nét mặt điềm tĩnh, thầy hiệu trưởng K.A.Harfan Effendy Noor, còn gọi thầy là Harfan và một cô gái trẻ đang quấn jibab – khăn trùm đầu, cô N.A.Muslimah Hafsari, hay cô Mus. giống như cha tôi, hai người họ cũng đang mỉm cười.
Nhưng nụ cười của cô Mus trông mới gượng gạo làm sao: cô đang lo lắng. Nét mặt cô căng thẳng và các cơ cứ rần rật một cách bồn chồn. Cô đếm đi đếm lại mãi số học sinh đang ngồi trên hàng ghế dài bên ngoài , lo lắng đến độ chẳng để ý gì đến mồ hôi đang vã xuống chảy cả vào mắt . Những giọt mồ hôi thi nhau rịn ra xung quanh mũi làm nhòe nhoẹt lớp trang điểm , vạch những đường sọc loang lổ khắp mặt khiến trông giống như người hầu gái của nữ hoàng trong Dul Muluk , một vở kịch cổ của làng chúng tôi.
“Chín em, mới có 9 em thôi , thưa thầy, vẫn còn thiếu một,”cô nói với thầy hiệu trưởng giọng lo âu. Thầy hiệu trưởng Harfan đưa mắt sang cô với ánh nhìn trống rỗng.
…
Những đứa còn lại đều là bạn chí cốt của tôi. Như thằng Trapani đang ngồi trong lòng mẹ nó kia, hoặc thằng Kucai ngồi cạnh cha nó, hay con Sahara, mới lúc nãy đã cáu kỉnh với mẹ nó chỉ vỉ muốn mau được vào lớp , rồi còn Syahdan, cái đứa chẳng có cha mẹ gì đi cùng. Chúng tôi là hàng xóm, và đều là những người Belitong – Mã Lai thuộc cộng đồng nghèo nhất trên đảo. Như ngồi trường này đây, Trường Tiểu Học Muhammadiyah , cũng là ngôi trường làng nghèo nhất ở Belitong.
…
Hai con người khốn khổ đang lâm vào tình trang đứng ngồi không yên như vậy là do chỉ thị từ thanh tra trường học của Sở giáo dục và văn hóa Miền Nam Sumattra rằng : Nếu trường tiểu học Muhammagiyah năm nay có ít hơn 10 học sinh mới, thì ngôi trường lâu đời nhất ở Belitong sẽ bị đóng cửa. Do vậy, trong khi cô Mus và thầy hiệu trưởng Harfan lo rằng trường sẽ có nguy cơ đóng cửa, các bậc phụ huynh lịa lo lắng về khoản chi phí, còn lũ chúng tôi – chín đứa nhỏ mắc kẹt chính giữa – lại lo cả bọn sẽ không được đi học mất thôi.”
10 đứa trẻ với tương lai vô định không biết có được đi học không với gia cảnh nhà đứa nào cũng nghèo đói , cha mẹ chúng chỉ mong chúng đi làm ra tiền chứ không hứng thú gì chuyện học hành. Cô Mus cùng thầy Harfan đang lo lắng không biết trường có bị đóng cửa vì không đủ số lượng học sinh.
May thay, “vị cứu tinh” lúc này đã xuất hiện, học sinh thứ 10 là Harun đã cứu cánh cho ngôi trường và các em đã có thể đi học. Thầy Harfan và cô Mú giờ đã có đủ số lượng học sinh để yên tâm mở ra cánh cửa tri thức cho các em học sinh nghèo đảo Belitong.
LINTANG.
“Mấy đứa khác đều đã vào lớp và đã có bạn cùng bàn, chỉ còn lại tôi và đứa con trai nhỏ thó nhếch nhác tóc đỏ hoe xoăn tít – cái đứa tôi chưa hề gặp lần nào ấy. Thằng đó cứ ngọ nguậy suốt, và ở nó bốc ra mùi cao su cháy.
“Ông Cik, con trai ông sẽ ngồi cùng bàn với Lintang.”Cô Mus nói với cha tôi.
Ồ, vậy ra tên nó là Lintang. tên gì mà kỳ cục quá.
Nghe thấy thế, Lintang ngọ nguậy cố vùng ra khỏi vòng tay cha. Người cha cố hết sức giữ yên nó, nhưng Lintang rốt cuộc cung thoát được ra và chạy ù vào lớp tìm chỗ ngồi. Tôi bị bỏ lại đằng sau, đứng trân trân nhìn vào lớp học. Thằng nhóc đó cứ như đứa bé ngồi trên con ngựa non – sung sướng , chẳng muốn xuống tẹo nào. Nó đã vượt qua biết bao khó khăn để đi học cơ mà.
…
Gia đình Lintang ở Tanjong Kelumpang , một ngôi làng cách bờ biển không xa lắm. Để đến được đó, bạn phải đi qua 4 rừng cọ rậm rì, những vùng đầm lầy khiến cho người làng tôi mỗi khi đi qua đều rợn tóc gáy . Nơi này, gặp phải cá sấu là chuyện thường – những con cá sấu to bằng thân cây dừa hay bò ngang qua đường . Ngôi làng ven biển của Lintang nằm ở cực Đông của Sumattra và có thể nói là nơi hẻo lánh và đói nghèo nhất đảo Belitong. Đối với Lintang, ngôi trường nó đến đây học như thể là một thành phố mang tầm cỡ quốc tế , và để đến được đây, nó đã phải bắt đầu đạp xe từ lúc subub, giờ cầu kinh sáng, khoảng 4h. Ái chà! Cái thằng nhỏ thó đó…
Khi tôi vào lớp lại gần Lintang , nó chào tôi bằng một cái siết tay chặt,cứ như một người cha bắt tay một chàng trai đầu tiên đến cầu hôn con gái mình vậy. Bầu nhiệt huyết dồi dào trong người nó truyền sang tôi, lan khắp người tôi như một nguồn điện cao áp. Nó thao thao đầy hứng khởi, bằng một thứ phương ngữ vùng belitong , đặc trưng của dân vùng sâu vùng xa, nghe rất thú vị. Mắt nó sáng rực khi lia khắp phòng học với vẻ háo hức không giấu đi đâu được. Nó cứ như một cái cây dương xỉ. Hễ có vài giọt nước rơi xuống cánh hoa là ngay lập tức nó bắ tung phấn ra – lấp lánh, rực rỡ và đầy nhựa sống. Ở bên cạnh Lintang, tôi cứ có cảm giác như thể mình đang bị thách tham gia một cuộc chạy đua cự ly 100 mét vậy. “Cậu chạy nhanh đến mức nào?” ánh nhìn của nó thách thức.”
Sau khi được phát mẫu đơn điền thông tin, cha của Lintang đã nó thật ông không biết chữ với giọng buồn rầu. lintang đến bên cha mình và nói “Con sẽ điền vào mẫu đơn này sau , thưa cô, chừng nào con biết đọc biết viết hẵng.”
Điều đó thể hiện quyết tâm của cậu học trò nhỏ nhắn, với ánh mắt sáng và nỗi niềm muốn che chở, bảo vệ và lấy lại danh dự cho cha mình. Rồi cậu bé sẽ làm nên những điều ỳ tích gì tiếp theo, hãy chờ đón nhé.
Để thực hiện được lời hứa có thể điền vào tờ đơn đăng ký giúp cha mình cũng như quyết tâm học tập, lintang đã trải qua rất nhiều khó khăn mà người ngoài nào cũng muốn bỏ cuộc trên quãng đường cậu đến trường.
“Vào mùa mưa, con đườg biến thành sông ngập đến ngang ngực. Hễ lúc nào con đường biến thành sông, Lintang lại dựng xe đạp bên dưới một cái cây trên mô đất cao nước không dâng tới được, bỏ hết quần áo sách vở vào trong một túi nhựa cột kỹ lại, miệng ngậm cái túi , lao xuống nước, và bơi hết tốc lực đến trường vì không khéo bị cá sấu ăn thịt thì khốn.
Nhà không có đồng hồ nên Lintang dựa vào đồng hồ tự nhiên. Có lần, nó vội vã cầu kinh sáng sớm vì nghe gà đã gáy . Cầu kinh xong nó hấp tấp vọt lên xe cắm đầu cắm cổ đạp tới trường…Lintang nhận ra rằng con gà nhà nó nổi cơn gì đó nên gáy sớm , chứ lúc ấy vẫn là nửa đêm…
…
Lần khác, xích xe bị đứt. Chẳng biết cái xe cà tàng của nó đứt xích bao nhiêu lần rồi,mỗi lần lại phải bỏ đi một mắt, và giờ thì cái xích ngắn quá,không nối lại được nữa. Nhưng nó không chịu bó tay. Nó xuống xe rồi cứ thế dắt bộ mấy mươi cây số .Lúc nó đến được trường thì bọn tôi cũng sắp sửa ra về…”.
Nghị lực phi thường của Lintang đúng là rất đáng nể phục, không ai có thể cướp đi trong cậu niềm khao khát học hành cũng như đam mê với việc học. Và nỗ lực của cậu đã có kết quả, cậu là học sinh có sức học tốt nhất lớp, đặc biệt là môn hình học và cậu đã có thể viết vào tờ đơn đăng kí thay cho người cha của mình.
2 CUỘC THI VÀ NIỀM TỰ HÀO CHO NGÔI TRƯỜNG NHỎ
Trường Tiểu Học Muhammadiyah vốn rất nhỏ bé so với trường PN gồm toàn con nhà công chức, nhà giàu học. Hôm đó diễn ra cuộc thi hóa trang…
“VÀ RỐT CUỘC CŨNG ĐÃ ĐẾN ngày lễ hội hóa trang , cái ngày đứa nào cũng háo hức và hồi hộp đợi chờ.
Mahar thiết kế trang phục gải báo bằng những miếng vải bạt được sơn vẽ màu vàng lỗ đỗ chấm đốm đen, biến chúng tôi từ những cô cậu học trò thành nhx]ng con vật hoang dã hết sức ngoạn mục .những mớ tóc nhuộm vàng bù xù trên khuôn mặt vẽ sơn.
…
Chúng tôi đeo vòng cổ, đội vương miện vào. Cuối cùng Mahar cột chặt cái bờm làm từ sợi nhựa lên lưng chúng tôi. Chúng tôi quả là những chị bò rực rỡ.Nhưng nhìn tổng thể,chúng tôi cũng chả giống bò lắm. Từ đằng sau trông chúng tôi giống lừa, từ hai bên giống gà tây,từ trên xuống thì giống tổ cò ,từ đằng trước lại giống ma.
Từ trước cuộc diễu hành bắt đầu, chúng tôi tập hợp cả lại , cầm tay và cúi đầu cầu nguyện. thật xúc động.
…
Ngay khi cuộc diễu hành của trường PN hoàn tất trong tiếng vỗ tay rào rào và huýt sáo vang dội của khán giả, không để lãng phí 1s, lanh lẹ chộp lấy khoảnh khắc đó, Mahar và những tay trống tabla tiến vào trước khán đài VIP. Bọn nó vỗ trống mạnh hết sức bình sinh, và di chuyển hệt như hàng trăm con khỉ đánh nhau giành xoài.Mahar đưa trí tưởng tượng của khán giả về miền đất châu Phi xa xôi.
Khán giả sửng sốt ngay tắp lự, mắt mở to, hướng về đội diễu hành đang uốn lượn nhịp nhàng như những đợt sóng đại dương toát lên tính khí dữ tợn của một con báo và sức ảnh hưởng từ một vết ong chích. Ngay lập tức, đám đông reo hò vang dội hưởng ứng đội trống tabla.
…
Nhưng trong khi đợi chờ căng thẳng, cổ , ngực và tai tôi bắt đầu nóng ran và ngứa ngáy. Hình như những đứa khác cũng có cảm giác y hệt. Rồi tất cả đều vỡ lẽ ra rằng chúng tôi ngứa là do chất nhựa tiết ra từ vòng cổ làm bằng trái arem.”
Cả bọn mới đầu còn làm thành hàng lối nhịp nhàng, nhưng sau đó do ngứa quá động tác của chúng lôn xộn và trở nên điên loạn. Những tay trống tabla tưởng tiếng trống đã khích lệ “mấy con bò” nhiệt tình đến vậy nên càng đánh hăng, và vũ đài ngày càng cổ vũ đôi diễu hành. Kết quả là trường Tiểu Học Muhammadiyah đã giành chiến thắng, đoạt cúp vô địch với sự chỉ đạo tài tình nhưng vẫn không kém phần “ngứa ngáy” của Mahar.
Rồi lũ trẻ lại đại diện trường tham gia cuộc thi học sinh giỏi, lại gặp đối thủ là trường PN. Khỏi nói với danh tiếng trường kia luôn đạt hạng nhất thì chúng đã run như thế nào.
Nhưng đến khi bắt đầu thi lại là một “ván bài lật ngửa” mà không ai ngờ.
“Câu hỏi đầu tiên vang lên khắp phòng.
“Bà là người Pháp,giữa huyền thoại và hiện thực….
Reng !reng!reng!
Ngay cả khi câu hỏi vẫn chưa được đọc hết. Thí sinh nào đó đã nhấn chuông sớm.Ai nấy đều giật bắn mình.Sahara và tôi vô cùng hồi hộp khi thấy cánh tay thô ráp vừa mới đưa ra nhấn nút chuông trước mặt chúng tôi với tốc độ nhanh như chớp – cánh ta của Lintang.
“Đội F!”, người phụ nữ đọc câu vừa rồi gọi.
“Jeanne d’Arc,thung lũng sống Loire Pháp”! Lintang trả lời rành mạch, không vấp, không ngắc ngứ, và bằng một giõng mũi Pháp đặc trưng không thể tin nổi.
“100 điểm”! …
Câu hỏi số 2: “Dùng phương pháp tích phân để tính diện tích của miền bị chặn bởi hàm y và x trong đó y bằng 2x và x bằng 5.
Không chút chần chừ Lintang lại nahans chuông thật nhanh và sau đó trả lời dõng dạc :”Các cận của tích phân là 5 và 0, và 2x trừ x nhân dx bằng 12,5.”
Không thể tin nổi! Không chút do dự , không hề viết ra giấy, thâm chí không một chút vấp.
“100”vị giám khảo lại hô to.
….
“Câu hỏi số 3: Tính diện tích trong miền lấy tích phân của 3 và 0 cho hàm sáu cộng x trừ x bình phương.
“13,5”
“100”..
Và cứ như vậy ,những đứa trẻ trường Muhammadiyah đã giành chiến thắng và đạt cúp trước sự chứng kiến của khán giả và học sinh trường PN.
Qủa là một chiến thắng nữa ngọt ngào dành cho các học sinh một ngôi trường làng nhỏ, vốn chẳng ai coi ra gì lại làm được điều kì diệu như vậy.
THẦY HARFAN
Thầy Harfan bệnh tình ngày càng năng, có lúc thầy còn ho ra máu. Nhưng trong thầy vẫn đầy nhiệt huyết khi dạy dỗ đám học trò nhỏ để chúng kịp cho kỳ thi tốt nghiệp.
Ai cũng khuyên thầy nên nghỉ ở nhà nhưng thầy vẫn không nghe và miệt mài bên đàn học trò.
Cuối cùng, thầy đã mất trong phòng nhà trường.
“Thầy đã chết ngay trên chiến trường, nơi ngôi trường thầy đã phải đấu tranh đến hơi thở cuối cùng mới có thể giữ được. Một cái chết vinh quang, như thầy vẫn hằng mong muốn.”
Tạm biệt người giáo viên nhân dân, người đã dành cả đời phụng sự cho sự nghiệp giáo dục. Tuy không được công nhận, nhưng hình ảnh thầy giáo già hết lòng vì học sinh thân yêu sẽ vĩnh viễn nằm trong trái tim những cô cậu học trò trường Muhammadiyah.
TƯƠNG LAI CỦA CHIẾN BINH CẦU VỒNG
Từ ngày thầy Harfan mất đi, ngôi trường nhỏ ngày càng đối mặt với nhiều mối đe dọa từ thanh tra, thế lực PN vẫn lăm le với hàng tá máy xúc muốn san phẳng ngôi trường xiêu vẹo đó đi vì ở dưới đó là trữ lượng thiếc khá lớn mà bất cứ ai cũng thèm muốn. Cô Mus ngày càng trở nên nhỏ bé trước những thế lực muốn san phẳng ngôi trường.
“Hôm nay là ngày thứ 4 không thấy Kucai vác cái đầu to tướng của nó đến lớp. Lớp chúng tôi hỗn loạn cả lên vì thiếu chàng lớp trưởng huyền thoại.
…
Sau khi hỏi thăm nhiều người , hóa ra Kucai theo mấy đứa làng bên cạnh đi hái tiêu thuê.
…
Ngày hôm sau đến lượt Samson…nó đi làm cu li cùi dừa khô. Nó lloi từ trong xà rông ra một cái chai.
“Dầu mọc tóc mới nhất, sản xuất tại Pakistan đây! “nó nói giọng tự hào.
…
Ngày hôm sau, Mahar biến mất
…
Một buổi sáng thứ Hai, không thấy cái chóp mũi nhòn nhọn và cái đầu hình hộp của A Kiong đâu cả.
Thằng A Kiong không muốn xa chỗ sư phụ Mahar của nó. Nó chọn nghề bán bánh . Nó đội thau bánh lên đầu rao bán khắp chợ trong khi thằng Mahar mài dừa tại một cửa hàng của người Hoa.
…
Thứ Hai tuần kế đó, tôi – Ikal – bỏ học ra chợ bán bánh.
…
Chỉ còn lại Sahara, Flo, Trapani, Harun, Syadan và Lintang trong lớp.
…
“Tao sẽ tiếp tục học cho đến khi cây cột thiêng chống đỡ ngôi trường này đổ,” nó nói với tôi giọng chắc nịch.”
Mặc kệ có bao nhiêu đứa bỏ học vì không còn tin tưởng trường, tin tưởng cô Mus nhưng với Lintang với niềm tin sắt đá vào cô giáo, ngôi trường thì việc học là tất cả đối với nó.
Mặc cho học sinh nghỉ học, cô Mus và những đứa còn lại tiếp tục đi thuyết phục những đứa nghỉ học đi học lại. Bằng sự quyết tâm nơi cô, dù đã may vá thêu thùa suốt đêm để trả tiền để chuộc Kucai về , tất cả lại đến trường bình thường.
Nhưng , bên PN vẫn gây khó dễ cho họ. Cô và lũ trò nhỏ đã không sợ cường quyền, vào tận điền trang PN để thuyết phục người phụ trách PN cuối cùng cũng đã chịu gặp cô và để cho ngôi trường được yên.
Tuy nhiên, một sự việc đau lòng xảy ra khi cha của Lintang mất. Cậu bé thông báo phải nghỉ học để phụ giúp gia đình với 14 miệng ăn. Ngày chia tay là ngày buồn nhất. Một cậu bé sáng dạ, thông minh và thầy hoài bão , và kì thi tốt nghiệp chỉ cách 3 tháng nữa thôi phải cất đi giấc mơ học hành, tương lai tươi sáng chỉ vì kế sinh nhai.
Tương lai của lũ trẻ sẽ đi về đâu và chúng có vượt qua số phận, cái nghèo dường như đã là định mệnh đời chúng không? Mời các bạn đón đọc tác phẩm.
Với tình tiết câu chuyện cuốn hút, xây dựng tình huống có nhiều nút thắt, tính cách nhân vật độc đáo cùng sự am tường văn hóa Indonexia …. đã khiến cho cuốn sách trở thành tác phẩm có ảnh hưởng sâu rộng nhất Indonesia.
>> Đặt sách ngay tại: https://shorten.asia/h6Bpp7G7
Review sách “Khởi Nghiệp Du Kích”: “Đập tan” nỗi sợ khởi nghiệp khi kinh nghiệm và nguồn vốn hạn hẹp