ngồi khóc trên cây - nguyễn nhật ánh

Review sách “Ngồi khóc trên cây”: Số phận đôi khi sẽ thử thách chúng ta theo những cách rất đặc biệt

Câu chuyện tình yêu học trò hồn nhiên giữa một cậu bé – một cô bé kỳ lạ với khả năng trò chuyện với con vật trong “Ngồi khóc trên cây” của Nguyễn Nhật Ánh sẽ đưa chúng ta đến với thế giới tuổi học trò đẹp đẽ, ngây thơ.

“Chiều rớt nắng trên ngọn sầu đông.

Nắng rơi xuống, rất dày, nhưng bị các nhánh lá cản lại trên cao.

Vô số nắng nằm trên ngọn cây.

Ở những khoảng trống, nắng tiếp tục rơi.

Tôi ngồi duỗi chân trên cỏ,nghe nắng ấm xuyên qua lớp vải.

Trước mặt tôi, dòng sông Kiếp Bạc khô cạn . Lòng sông phơi những tảng đá đen , bây giờ đã mượt rêu xanh.

Cô Út Huệ ở bên kia sông. Hồi bé, đi thăm cô tôi phải lần mò qua cây cầu dây cheo leo, luôn đong đưa.

Tôi nhớ, mỗi lần theo dây bám dò từng bước một.

Lớn lên một chút, tôi bạo dạn hơn, đã dám mở mắt nhưng không bao giờ tôi đủ can đảm nhìn xuống lòng sông.

Tôi nhìn ra sông nắng và bất giác mỉm cười. Câu chuyện xưa khiến tôi tự nhiên thấy lòng nao nao khó tả.

-Anh Đông ơi!

Tiếng thằng Thục con chú Thảo vọng lại từ xa, phía sau tôi.

-Anh ngồi làm gì đó? – Tiếng thằng nhóc lại vang lên. – Đi xuống chợ Kế Xuyên chơi với em đi!

-Xuống chợ làm gì giờ này?

Chợ Kế Xuyên cách làng Đo Đo gần 10 cây số. Nghĩ đến quãng đường xa tôi thấy ngần ngại.

-Đi lượm nắp keng!

Tôi chợt nhớ trò chơi hồi bé, mặt dãn ra:

-Đã hết mùa giấy kính rồi hả mày?

-Dạ.

Bọn trẻ con làng Đo Đo không đo ngày tháng theo thời tiết tự nhiên. Chúng chả bao giờ gọi tên bốn mùa theo cách gọi thông thường.

Một năm của bọn chúng có tới 6 mùa: Mùa giấy kính, mùa nắp keng, mùa cọng dừa, mùa bao thuốc lá, mùa thả diều, mùa chong chóng.”

Cứ đứa nào có nhiều nắp keng nhất là đứa đó “giàu “nhất, có thể đổi được kẹo ăn, đổi được bi này…

Thục được “tôi”chở đến các hàng quán ngoài chợ để thu lượm nắp keng, nó tranh giành nắp keng với một con bé tên là Rùa trong khi nhặt, giật tóc làm con bé hét lên. Cuối cùng chủ quán đuổi cả hai ra khỏi quán vì tiếng ồn.

“Con Rùa là con ai vậy mày?

-Nó là cháu thầy Điền.

Thầy Điền dạy học trò, nổi tiếng nhất môn thủ công . Hôm nào nhà thầy sắp có giỗ, thế nào môn thủ công của thầy cũng có đề bài là :vót đũa. Tới ngày, mỗi đứa học trò nộp cho thầy mười đôi đũa tre , bó thành một bó. Thầy sung sướng đem “bài làm” của học trò về nhà bày ra mâm, khỏi phải đi mượn hàng xóm hay ra chợ mua.

Con trai thầy Điền là ông Hương , ba con Rùa. Ông Hương chết vì bị nước cuốn. Người làng bảo ba con Rùa nửa đêm một mình xách gậy rượt theo bọn cướp. Khi băng qua chiếc cầu treo, ông sẩy chân rớt xuống sông Kiếp Bạc , bị nước xoáy cuốn đi mất tích.”

Từ ngày ba con Rùa mất, mẹ nó bỏ làng rồi đi lấy chồng khác. Con Rùa được ông bà chăm bẵm và nuôi dạy.

Một hôm , Đông đang đọc sách chợt thấy có người nấp sau cửa sổ theo dõi mình. Cứ như vậy vài lần , cậu bé ra thì người đó chạy mất. Vài lần như thế thì cậu nhận ra là con Rùa. Nó cũng thích đọc sách lắm và rất tò mò, háo hức khi thấy Đông đọc sách.

Từ đó, Đông thân với con Rùa. Mỗi lần , Đông sang nhà cô Út Huệ chơi tiện thể sang chơi với con Rùa, vì nó gần nhà cô mà. Khi thì ra ao chơi, khi thì đọc sách…

Một lần thằng Thục bực mình nói sao anh Đông lại chơi với con Rùa vì không ai chơi với nó. Đông thấy rất buồn cười, hỏi tại sao. Thì Thục nói nó kỳ cục, vì Ông Hai Sắn bảo nó hay nói chuyện với các loài động vật, rồi còn trò chuyện với con ngỗng nhà nó nữa. Nó còn nói ông Hai Sắn và ông Bốn Lai còn nói nó hay vào rừng làm chuyện mờ ám, có thể liên lạc với giặc cướp. Đông thấy đó là chuyện trẻ con và chẳng có ý gì là tin lời thằng Thục nói.

Đông còn kể nhiều chuyện hay cho con Rùa nghe nữa.

“Truyện Asterix và lưỡi hái vàng tôi đã đọc qua rồi nên nhìn vô các bức tranh tôi nhớ ra ngay đây là đoạn Obelix và Asterix bắt lão chủ quán Arvene dẫn đi tìm Amerix , người chuyên sản xuất lưỡi hái vàng cho các pháp sư.

Tôi chỉ vào bức tranh lão Arvene ria rậm đang đánh xe bò xuôi dốc bị Obelix chặn lại, gật gù:

-Lúc này Obelix và Asteric là một đôi bạn. Em cũng biết rồi mà, họ sống ở làng Gaulois…

-Không phải đâu anh!-Con Rùa lắc đầu nguầy nguậy . Đây là làng Đo Đo hồi xưa.

Nó chỉ tay vào nhân vật Obelix đang khuân tảng đá to tướng sau lưng:

  • Đây là bác Bụng Bự. Bác làm nghề đục đá trên núi Phụng Sơn.

Tới lượt tôi ngơ ngác:

-Bác Bụng Bự? Ai bảo em thế?

-Ngoại em kể mà. -Con Rùa chớp đôi rèm mi dài.-Ngoại em bảo hồi xưa người Pháp đến nước mình truyền đạo. Họ đi khắp nơi, và khi đến làng Đo Đo họ nghe dân làng kể chuyện bác Bụng Bự và Bác Rùa Vàng đi bắt bọn cướp, họ thích quá nên về viết ra cuốn truyện này.

Bác Ria vàng theo như tay chỉ của con Rùa là nhân vật Asterix . Thoạt đầu mặt tôi ngớ ra, nhưng nghe thêm một hồi tôi dần hiểu ra ông ngọi của con Rùa không hề biết tiếng Pháp . Ông nhìn vào các bức tranh và tưởng tượng ra một câu chuyện hoàn toàn khác để thỏa mãn yêu cầu của đứa cháu bé bỏng là con Rùa.”

Ông đã lan tỏa tình yêu làng vao câu chuyện nước ngoài để con bé Rùa cảm nhận và không thể nào chấp nhận một câu chuyện khác ngoài câu chuyện về làng Đo Đo của nó cho dù câu chuyện gốc có đúng đi nữa.

Khi hai đứa đang chơi thì ông thợ săn Bảy Thành tới với bộ dạng dữ tợn, quát tháo ầm ĩ. Ông ta hỏi có phải nó đổ nước vào túi thuốc nhồi làm ông ta không đi săn được.

Đây chắc chắn không phải lần đầu tiên có thợ săn tìm đến nhà con Rùa vì nó và bà nội trả lời hết sức bình tĩnh và đi vào trong nhà sau khi ông thợ săn bỏ đi với lời từ chối nhận tội đã bỏ nước vào thuốc súng.

Sau đó, Rùa còn dẫn Đông vào rừng chơi với bao nhiêu điêu mà cậu bé chưa từng được thấy.

“Trước khi con thác hiện ra, theo như con Rùa nói là sau 5p nữa, một con khỉ con đeo mình trên cành xà cừ bên tay phải phát ra những tiếng chí chóe khiến tôi và con Rùa lật đạt đưa mắt nhìn.

-Thằng Miếng Vá.

Con Rùa buột miệng, không phải để gọi con khỉ mà để giới thiệu với tôi. Tôi hiểu ngay đây là con khỉ thỉnh thoảng vẫn chạy vào làng chơi với con Rùa.

-Đi anh!-Con Rùa vừa nói vừa bước ra phía sau cúi xuống ẵm một con nhím trên tay.

-Đi đâu?

-Chui qua bên kia.-Con Rùa hất đầu về phía ngọn thác . -Có một lối đi nằm ngay sau thác nước.

Trước bộ mặt ngơ ngác của tôi, con Rùa nói tiếp:

-Anh ẵm con nhím kia giùm em đi!

Con nhím khi xù lông trông như một quả cầu gai nhưng lúc tôi bế nó trên tay , lông nó rạp xuống như những ngọn giáo được xếp gọn gàng, dù vậy tôi vẫn cố cẩn thận hết mức để tránh các mũi nhọn vô tình đâm vào tay.

-Con Tập tễnh sống ở đây.

Con Rùa nói , và gần như ngay lập tức tôi nhìn thấy một con nai tuyệt đẹp đang đứng dưới bóng cây bạc hà miêu đưa đôi mắt đen láy nhìn lên chỗ cửa hang.

Đó là một con nai màu vàng nâu với những chấm trắng lốm đốm trên toàn thân , hai tai to như hai chiếc lá bàng lúc này đang vểnh lên hướng về phía tôi và con Rùa. Nó đứng đó, dưới bóng lá, không kêu lên cũng không gõ móng xuống mặt cỏ nhưng tôi vẫn mường tượng được sự bồn chồn trong dáng đứng bất động của nó.

Con nai ngồi cạnh con Rùa và nghe câu chuyện mới mà Rùa mới được Đông kể cho nghe. Thực ra nai không có hiểu, nhưng nhờ ánh mắt,cử chỉ âu yếm con Rùa dành cho nó đã khiến nó say mê và yêu quý Rùa như một người bạn.

Tuy được các con vật trong rừng yêu mến nhưng Rùa lại “đắc tội “với những tay thợ săn.

4 gã thợ săn đã hỏi tội con Rùa vì hôm nọ tháo tung hết các bẫy trong rừng của họ ra với bộ dang rất hung tợ và định trói Rùa lại. May thay có thằng Thục và Đông đi kèm. Trong lúc mắng con Rùa, lão Ngãi có “phun “ra một bí mật là do bố của con Rùa trộm đồ nên bị đuổi mới bị trượt chân xuống lòng sông. Con Rùa tuy cứng cỏi nhưng không hiểu sao lúc đó nó lại khóc, ánh mắt thẫn thờ vì không tin câu chuyện nó nghe về ba nó lại là sự thật.

Hình tượng nười ba bắt cướp trong lòng nó sụp đổ. Đông cũng muốn an ủi nó nhưng không thể làm gì chỉ lặng lẽ bước theo cô bé, vì lúc đó còn thằng Thục ở đó.

Thấm thoắt ngày Đông phải vào trong Nam đi học cũng đã tới. Trước ngày đi, Đông chia tay Thục, chia tay cô Út Huệ, bé Loan và Rùa. Rùa hứa”Em sẽ lớn! Em sẽ lớn nhanh thôi mà!.”

Nhưng trước khi đi, Đông lại nghe sự thật “động trời”: Ba con Rùa là con của ông nội Đông.

Đông bán tín bán nghi hỏi lại thì thằng Thục nói là cô Út Huệ kể, lúc đó cậu mới tin là sự thực.

Cậu đau đớn khi tình cảm với Rùa chỉ mới bắt đầu mà đã sớm lụi tàn. Trên chuyến xe đò lên thành phố, nước mắt cứ rơi mãi, khóc vì không thể chấp nhận chuyện này, khóc vì trách ông mình…

Cứ thể cho đến 3 năm cậu mới về làng chứ không phải 3 tháng như đã hứa…

Về làng , cậu gặp cô Út Lê, gặp các em và bồn chồn muốn gặp con Rùa. Nhưng lần này cậu không thấy vui khi định mệnh lại trêu đùa số phận hai người.

“Một đứa con gái từ sau lưng tôi chạy xe về phía cầu treo khiến tâm trí tôi đột ngột lãng đi. Đứa con gái mặc áo dài trắng, mái tóc đen mợt xõa tung trong gió, cặp sách buộc ở yên sau, phóng xe lên chiếc cầu đong đưa với tốc độ khá nhanh khiến tôi tròn mắt kinh ngạc.

Tôi đang tò mò nhìn theo nó thì bất chợt ngừng xe lại giữa cầu. Trog khi tôi cố đoán xem đứa con gái gặp chuyện gì, nó thì linh leo xuống khỏi yen và dắt xe đi ngược trở lại.

Tôi nhìn thấy rõ đứa con gái đang nhìn về chỗ tôi ngồi nhưng tôi không dám nhìn thẳng vào mặt nó. Ánh mắt tôi chỉ lướt nhanh qua người nó rồi quay đi chỗ khác, rồi lại liếc trộ nó một cái nữa để lần nay quay hẳn đi…

-Em biết thế nào anh cũng trở về.

Tôi mới giật nảy người , hấp tấp ngoảnh mặt lại.

“Con Rùa”, một tiếng reo bật trong đầu tôi.

Đang ngồi trước mặt tôi và nhìn đăm đăm vào mắt tôi đây là một thiếu nữ trắng trẻo, duyên dáng và xinh xắn lạ lùng. Con Rùa mà tôi biết có nước da rám nắng. Mái tóc của con Rùa ngắn,lởm chởm và hoe hoe đỏ. Và quan trọng là con Rùa không biết đi xe đạp.”

Con Rùa cười hiền và chỉ nói “Em nhớ anh lắm đó!” để chứng minh tình yêu nó dành cho Đông vẫn như ngày nào.

Nhưng trong Đông là sự khó chịu khi đứng giữa tình yêu, huyết thống gia đình và sự khó xử trong cậu nữa.

Bí mật đã được tiết lộ. Hóa ra ông Hương không hề ăn cắp Kỳ Nam mà do ông Bốn Lai có người bạn rủ vào rừng săn khỉ. Ông đã can ngăn bạn nhưng không được. Ông đã lẻn vào nhà ông Bốn Lai lấy khẩu súng và định đem đi vứt đi nhưng chủ nhà phát hiện. Ông trong lúc chạy đã bị trượt chân và rơi xuống lòng sông. Sự thật này đã bị ông Bốn Lai giấu nhẹ bao nhiêu năm trời và đến bây giờ mới kể cho Rùa nghe. Con bé càng tự hào về bố mình hơn và nó cũng đang làm việc bảo vệ các con vật trong rừng như khi xưa bố mình từng làm. Và từ đó, đám thợ săn từ bỏ nghề và làm những việc khác.

Tuy đã về nhưng ba, bốn lần Đông đều tránh mặt Rùa khiến cô bé rất tò mò. Buổi tối hôm đó, Rùa đã rình lúc Đông đang đọc sách và hỏi tại sao lại không muốn gặp cô, cô bé khóc nấc lên vì thái độ lạnh nhạt của cậu.

Đông lại phải nói tránh đi là lúc nào giúp thằng Thục học bài xong sẽ sang chơi với cô bé.

Con bé Loan mách Đông rằng đã có mấy đám sang hỏi chị Rùa nhưng cô bé không chịu vì còn thương Đông. Cậu cảm thấy lòng như ấm lại nhưng vẫn không nguôi ngoai sự thật thân phận giữa hai người.

Cậu đánh bạo sang hỏi bà nội Rùa. Bà nói hai đứa không có quan hệ anh em gì hết, ngày xưa bà đã lén đổi hai đứa trẻ khi mới sinh ra, bố Hương là con trai nuôi của hai ông bà, và con ruột của bà hiện đang làm sư trụ trì một ngôi chùa. Đông thấy nhẹ gánh nặng trong lòng bấy lâu nay và muốn chạy ngay đi ôm Rùa vì những hiểu lầm bấy lâu nay của cậu đã vô tình làm Rùa buồn biết bao.

Sau bao hiểu lầm, hai người lại như xưa, giải tỏa mọi hiểu lầm. Hai người đi chơi với nhau làm lành và hẹn thề nhau khi nào trở lại. Đông lại tiếp tục những ngày vào Nam học tập.

Và lời hẹn là năm sau.

Đúng năm sau Đông về , khi cậu được chẩn đoán không bị mắc bệnh ung thư máu và niềm hân hoan được gặp người yêu.

Tuy nhiên, bà nội Rùa đã thông báo một tin sét đánh ngang tai là Rùa đã mất.Cô mất khi đang cố cứu bọn trẻ bị rơi xuống sông, nhưng nước chảy xiết quá, Rùa mệt mỏi sau khi đã cứu những đứa trẻ, kiệt sức không thể bơi vào bờ và bị nước chảy xiết cuốn đi.

Liệu có “phép màu “nào xảy ra với Đông hay không, mời các bạn tìm đọc.

Với câu chuyện thú vị, hấp dẫn, mạch truyện nhẹ nhàng, tự nhiên dẫn chúng ta đi qua những kỷ niệm tuổi thơ, tình yêu học trò trong sáng, tình bạn khăng khít, keo sơn sẽ khiến bạn chìm ngập trong thế giới tuổi thơ trong trẻo, đầy màu sắc.

>> Đặt sách ngay tại đây: https://shorten.asia/hmsCun7j

Liên hệ công việc, đặt bài qua gmail: ngathanh2703@gmail.com

Hoặc facebook Nga Nguyễn

Hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/reviewsachvamarketingonline

Review sách “Đường về nhà”: Hành trình dũng cảm,táo bạo của một cô gái nhỏ đạp hơn 3000 cây số từ Bắc Kinh về Hà Nội

Review sách “Chiến binh cầu vồng”: Giáo dục đã thắp sáng khát vọng, mong ước của những đứa trẻ nghèo đảo Belitong như thế nào?

Review sách “Lâu đài bay của Pháp sư Howl”:Liệu pháp sư Howl có hóa giải được lời nguyền đã biến Sophie thành một bà lão già nua, xấu xí

Review sách “Em”:Dù là EM hay ME, hãy thành thật với chính mình, với cảm xúc của bản thân

Review sách “Ngồi khóc trên cây”: Số phận đôi khi sẽ thử thách chúng ta theo những cách rất đặc biệt

Review sách “Trải nghiệm khách hàng xuất sắc” : “Gót chân Asin” của nhiều doanh nghiệp và những bí quyết chạm đến trái tim khách hàng bằng trải nghiệm

Review sách “Hạnh phúc là”: 500 gợi ý để sống trọn từng giây

Review sách “Ý tưởng này là của chúng mình”: Quảng cáo vui lắm, rảnh vô làm chơi !