để yên cho bác sĩ hiền - ngô đức hùng - bog review sách hay

Review sách “Để yên cho bác sĩ “hiền”: Buồn, vui, chuyện nghề, chuyện người xung quanh nghề bác sĩ

Hãy nghe một người bác sĩ trải lòng về những buồn, vui, chuyện nghề, chuyện người tâm qua Để yên cho bác sĩ hiền” – tác giả BS. Ngô Đức Hùng để từ đó thêm yêu và hiểu những thiên thần khoác áo blouse trắng nhé.

LÒ LUYỆN “TÂM THẦN”

“Học trường Y quá nhiều áp lực!

Dân trường Y nổi tiếng vì chăm học và học nhiều một cách kinh dị. Thời gian đầu, mình vẫn chưa hiểu động lực nào giúp các đồng chí ấy học khiếp thế, thậm chí học một cách điên cuồng , ngồi mòn đít trên giảng đường ngày này qua ngày khác trừ thời gian ngủ. Mỗi tối, cả ký túc xá vắng hoe, bọn sinh viên lũ lượt lên giảng đường trừ mình nằm nhà nghe nhạc , đọc truyện. Tối nào trên giảng đường cũng đông nghịt người, đứa nào đến sớm được quạt trần mát vi vu , còn không thì vừa học vừa quạt phành phạch. Ngày hè nóng điên người, bọn nó vẫn kiên trì ngồi một xó tự kỷ kiểu triết gia. Không may hôm nào ra muộn, giảng đường hết chỗ không muốn về, cả lũ lại kéo nhau ra ngồi bãi cỏ lôi sách ra ngả ngớn các kiểu, đọc bài cho nhau. Nhờ cái kiểu phong trào thế này mình làm được khối thơ tình, ngồi bãi cỏ đọc cho hai đứa bạn nghe. Chúng nó thường bảo thơ mày nhiều quá phải mang bô ra hứng.

Thầy giáo mình trên lớp bảo ” Nhìn hai đứa trên đường biết ngay đứa nào học Y đứa nào nào không, bởi những đứa học Y có một điểm chung là cái mặt trầm tư bâng khuâng” , mà theo mình gọi là trông ngu ngu, một đặc trưng không thể lẫn đi đâu được. Còn sinh viên trường khác thì rất đa dạng, theo như cư dân mạng bây giờ thì đó là “troll face” – mặt tiếu lâm, thứ dân trường Y không có và sẽ không bao giờ có. Có lẽ vì thế mà trường kiên quyết làm cái vỉa hè to uỳnh trên đường Tôn Thất Tùng , đặng sinh viên đi trên ấy cho an toàn, kẻo lơ ngơ tự gây tai nạn mang tiếng nhà trường.

Năm đầu tiên đi học xác, những cái xác ngâm formol xám ngoét đầy mùi hăng nồng của hoá chất được vớt lên khỏi bể cho sinh viên học. Học xong lại thả xuống đấy cho khỏi hỏng. Lũ sinh viên học hành say sưa , lắm lúc quên không dùng panh gắp mà lấy bút khều khều, xong rồi cho ngay lên mồm cắn cũng chẳng sợ. Có đứa khoá sau mình loay hoay đứng thế nào ngã ùm vào bể ngâm xác, ướt như chuột , về nhà cả bọn kể lể với nhau như có gì vui lắm. Cuối đợt chuẩn bị thi còn đăng kí mượn xương về ký túc luyện thêm. Bạn mình trường khác tò mò đòi đi học cùng một buổi, đến nơi chưa kịp vào đã mặt cắt không còn giọt máu, dông thẳng . Từ đấy trở đi không thấy nó vào trường chơi với mình nữa, nó bảo: ” Tao không ăn được thịt mất đúng một tháng”.Mình cười he he bảo :”Ngu thế, thịt thì có gì liên quan đến giải phẫu cơ chứ!”

Từ năm thứ hai, bọn trong lớp đã xì xào việc thi nội trú thế nào, điều kiện ra sao, đứa nào định đi theo ngành nào, lúc ấy mình vẫn còn mải miết với mấy quyển sinh lý bệnh và dị ứng miễn dịch. Bọn sinh viên nhãi nhép rón rén đi viện nhìn các anh chị nội trú toả đầy hào quang sáng chói, mỗi lời nói như phun châu nhả ngọc. Lần nào đi buồng, các anh chị cũng kéo theo cả đàn sinh viên . Cho đến sau này học xong nội trú, mình mới hiểu, trong đống đồ hiệu ấy cũng có hàng “fake”(đồ giả)

Làm ngành Y ngại nhất khoản đi trực, đặc biệt trực ở cấp cứu mệt kinh khủng ! Những ngày đầu đi viện, sinh viên năm 3 bắt đầu học các triệu chứng, rất chăm chỉ học thêm. Ngoài các tua trực chính thức còn đi thêm các tối khác vì buổi tối là khoảng thời gian học lâm sàng tốt nhất, hỏi han và khám bệnh nhân rất dễ dàng. Bệnh nhân cũng thích được quan tâm. Còn ban ngày, các thành phần học viên kéo nhau đi lốc nhốc, đứng ngồi khắp nơi. Bệnh nhân nhìn thấy sợ phát khiếp, xua như xua ruồi, không phải không thích sinh viên mà do đông quá. Đồng ý cho một đứa nghe phổi phát là ào ào chi chít ống nghe trên một tấm lưng. Nghe xong bàn tán một hồi rồi lang thang qua phòng khác chẳng đâu vào đâu..”

Sinh viên trường Y ngay từ khi thi đại học đã phải vượt qua một mức điểm rất cao mớ thi đỗ vào trường, sau đó học hành vất vả 6-7 năm trời chưa xong với một lượng kiến thức khổng lồ. Rồi đi thực tập, nâng cao chuyên môn cũng ngót nghét chục năm mới ra nghề. Trong khi các trường khác, học chỉ mất 4-5 năm là ra trường, khi họ đã có chỗ đứng nhất định hay ổn định thì sinh viên trường Y mới được ra trường.

Học hành áp lực vất vả như vậy thì phải có một trình độ nhất định cùng với sự kiên trì hơn người mới trở thành một bác sĩ chính thức, giúp đời.

TRỰC TẾT

“Bao nhiêu năm nay, trong lúc người ta tưng bừng không khí chào đón năm mới và bật sâm – banh cùng với gia đình thì mình lọ mọ với những bệnh nhân và những vũng máu.

Và giời xui đất khiến thế nào, lịch trực của mình có năm lại rơi trúng vào 30 Tết. Vị chi đã n năm kể từ khi vào bác sĩ nội trú đến giờ , mình toàn trực hoặc 30 hoặc M1 Tết. Những ngày lễ Tết, bệnh viên mình chưa bao giờ vắng. Thậm chí còn đông hơn bình thường bởi các phòng khám đóng cửa,bệnh nhân lại nặng nữa. Thường họ cố chịu cho đến khi nào đầu hàng chính mình thì người nhà sẽ hối hả đưa họ đi cấp cứu và mình cùng các nhân viên sẽ cong đuôi lên tìm đủ mọi cách giúp họ không chết. Mấy ngày này, báo chí bù lu bù loa chuyện các giáo viên sợ Tết, mình còn kinh sợ hơn bởi các giáo viên họ còn sướng chán vì còn được nghỉ. Năm nào cũng gọi thưởng Tết cho oai chứ có quái gì, chỉ thấy tủi thân. Được tí tiền thì trực trọt vỡ mặt. Mình chẳng cần thưởng, chẳng cần thêm lương, chỉ cần ngày Tết được đi thăm họ hàng một cách đàng hoàng, uống chén rượu say tí chứ không cầm chừng sợ bị gọi đi tăng cường, không vội vã, không bị nhấc đít đi giữa cuộc vui là được. Nhưng mơ ước vẫn chỉ là mơ ước, những ngày đầu năm mới sau mỗi tua trực, khoảng thời gian mình hay gọi là đi đánh trận, mình mang mừng tuổi gia đình cái mệt vì kiệt sức. Mọi người trong nhà biết điều đó nên chẳng dám ý kiến gì, đến hỏi thăm cũng chẳng dám. Mình sẽ vừa ăn vừa ngủ rồi tiếp tục lên phòng ngủ tiếp. Mặc kệ mùa xuân ưỡn ẹo một cách truyền thống ngoài cửa sổ….”

Thông thường, Tết là ngày được mọi người mong chờ nhất trong năm nhưng với các bác sỹ lại khác hoàn toàn. Họ vẫn phải đi trực dù ngày đó các ngành nghề khác được nghỉ, được đi du xuân. Họ thèm lắm cảm giác được như bao người, đi chơi, đi chúc Tết bè bạn. nhưng do đặc thù công việc, họ vẫn phải làm việc. Mà Tết lại là lúc những câu chuyện trà dư tửu hâụ, hầu như khách đến nhà đều được mang rượu bia ra mời.Rồi lại nể nang nhau, lại quá chén, lại đâm vào đâu đó,. Hoặc lại uống nhiều quá lại liên quan đến gan… và ti tỉ thứ bệnh khác… Rồi lại đi viện, rồi lại gọi đến bác sĩ. Vẫn biết là đó là nhiệm vụ của những người bác sĩ nhưng cũng có những ngày xuân không được trọn vẹn bên gia đình, bè bạn cũng buồn lắm thay.

RỦI VÀ MAY

“Mỗi năm chỉ có một khoảnh khắc và nó không bao giờ lặp lại, mình lỉnh kỉnh vác đồ nghề ra khỏi nhà, cũng khá lâu rồi có mới có dịp thảnh thơi đón giao thừa ngoài bệnh viện. Cảm giác duy nhất lúc đó là bình yên, bình yên đến độ não mình chảy nhão ra như cháo. Nghĩa là đầu óc không còn biết suy nghĩ gì. Tuy thế, lúc này điều đó chả cần thiết. Ngoảnh lại, thấy con đường mình đi đã khá dài. Thôi cứ vui vì cuộc đời cho ta thế, chả tội gì bon chen cho khổ. Vào nhà, bắt tay mừng tuổi mọi người với lời chúc đầu năm, buột miệng bảo “Năm mới em xin hứa đ* nói bậy nữa”. Lâu lắm mới lại được xem pháo hoa, gớm chết, nổ đinh tai nhức óc mù mịt. Chả biết tả thế nào, nói chung là đẹp.

Vừa giao thừa xong, đang hí hửng chụp được đống ảnh pháo hoa đẹp, thì mình bị một đôi yêu nhau đi xe máy tông phải , thế là bong gân. Buổi sáng cổ tay sưng vù như quả cam, đau lòi ra. Đúng là số con rệp! Vốn dĩ mình thuộc loại đi đứng cẩn thận . Buổi tối trời đông nên mình đã rón rén đi bộ trên vỉa hè không dám thò một ngón chân xuống đường như những nam thanh nữ tú khác, thế mà vẫn bị tông phải. Nhìn cái xe máy đam mình trượt dài đến 20m, vỡ tan tành yếm làm mình rợn tóc gáy. Vội vàng bò dậy soi vào vũng nước, thấy trên đầu không có vòng sáng, lúc ấy mới hoàn hồn. Bọn trẻ giờ manh động và hoang dã quá, may mà chúng nó không thăng thiên. Mình cun cút về chúc mừng năm mới không hé răng câu nào. Lại đúng độ giao thừa và M1, tất cả các thể loại hiệu thuốc xung quanh thi nhau đóng cửa, thế là mình tự điều trị bằng niềm tin tất thắng…”

May mà đôi trẻ với anh bác sĩ không sao, rủi là đúng năm được đi chơi giao thừa lại bị đâm trúng nhưng cũng không nặng lắm. Đúng là trong cái rủi nếu sáng suốt, hài hước nhìn nhận vẫn có cái may. Đó là tinh thần lạc quan xuyên suốt cuốn sách này khiến mọi người càm thấy nó thú vị và là một cuốn sách đáng đọc, đáng chiêm nghiệm.

VÔ TÂM

“Ông con làm bác sĩ nhưng chẳng nhờ nổi một ngày, toàn đi phục vụ thiên hạ. Từ hồi đi học đến giờ cũng phải đến gần 20 năm , mỗi lần các cụ có vấn đề gì , mình luôn là người biết tin sau cùng. Lúc mẹ mất, mình vẫn còn lang thang ở viện. Từ hồi mẹ mất, trộm vía, bố mình vẫn khoẻ nên mình vẫn yên tâm đi tít mù, chẳng mấy khi thò mặt về nhà. Có mấy đợt viêm phổi cũng toàn đi chụp phim phổi 1 mình rồi tự mua thuốc uống và điều trị vì bố mình vốn là bác sỹ tây y, sau đó, nhảy sang đông y làm nhiều năm lắm rồi.

Một ngày đẹp giời, bố trốn nhà đến trốn khỉ ho cò gáy anh chị bệnh nhân cũ có mối quan hệ tốt với gia đình mình nhiều năm nay, tự lái xe đi, được một ngày thì đau bụng và sốt. Cụ cũng chẳng nói với ai, nằm trằn trọc cả đêm không ngủ được. Sáng hôm sau, cụ lại nhịn đau cũng tự lái xe hàng trăm cây số về nhà, mãi chiều mới về đến nơi. Ông con rể vội vàng đưa đến viện khám thì phát hiện viêm ruột thừa, để muộn quá nên bị xịt một ít mủ vào ổ bụng, có chỉ định mổ cấp cứu. Mọi người nháo nhác gọi điện cho ông con giai.

Lúc đó, ông con giai vẫn đang mải mê đi giảng ở trường, bỏ quên điện thoại ở khoa, lại còn tắt chuông. Về đến khoa, lại tiếp tục hò bọn sinh viên vào phòng giao ban học tiếp. giảng dạy được nửa chừng tự nhiên thấy nóng ruột, liền sờ vào túi không thấy điện thoại đâu, chạy vào phòng mở tủ, moi điện thoại ra, hoa cả mắt vì có vài chục cuộc gọi nhỡ từ đồng nghiệp lẫn từ ở quê. Vội vàng gọi lại, được thông báo bố viêm ruột thừa để muộn. mình bảo “Thế à?” , vậy là bị tổng xỉ vả một trận vì tội vô tâm. Mình cười he he bảo ” Bây giờ có lo thì giải quyết được gì?” Mọi người đòi chuyển ra viện ông con làm, mình bảo để cụ nằm yên ở viện tỉnh cho thoáng, không phải ra đây.

Thực ra, lúc ấy lòng như lửa đốt, nhưng vẫn phải lấy giọng bình thường cho mọi người bớt lo lắng. Làm chuyên môn bao nhiêu năm đủ cho mình biết rằng với cái tuổi đó, chuyện gì cũng có thể xảy ra. Nhưng công việc dang dở không bỏ đấy được. Mình nhấc máy, gọi cho các đồng nghiệp ở dưới quê, bọn sinh viên ngồi học tiếp và mình nán lại giảng tiếp. Tí sau lái xe về, các đồng nghiệp ở viện tỉnh, nơi mình có khoảng thời gian làm việc ngắn trong khoảng gần nửa năm, đã giúp làm mọi thứ. Họ đón mình như người bạn cũ và mình chỉ mỗi việc ngồi một chỗ và ngáp như thằng nghiện chân chính. Rồi lại được hỏi “Thế có đưa bố ra ngoài Hà Nội không?” mình bảo “Em tin mọi người, vậy thôi”.

Thế là mổ ở viện tỉnh. Lúc đưa lên phòng mổ, mình bảo ông anh rể và bà chị “Thôi đưa bố lên, em ra ngoài kia để các đồng nghiệp khỏi nhìn thấy mình thêm áp lực.” Bố nhìn mình, từ lúc về, hai bố con chả nói được với nhau câu nào.Có lẽ nếu mình hỏi, người trào nước mắt đầu tiên sẽ là mình.

Nửa đêm thì xong. Cũng may là ổn.

Về nhà, ra xe bố, thấy ghế sau có 2 quả đu đủ. Thì ra, trên đường về, cụ đau quá, dừng lại nghỉ, tiện thể thấy hàng bán quả ngon liền vác về cho con ngày cuối tuần. Rồi nằm viện luôn chưa kịp nhắc. Mổ xong chưa được 1 ngày, bố tỉnh táo lại, ông con chỉ kịp chào một câu rồi lại biến ra trung ương, cắm mặt vào phục vụ các thượng đế khác. Mọi việc ở nhà lại nhờ ông anh rể cùng các đồng nghiệp giúp đỡ. Rồi bà chị gọi điện ra bảo”Bố tỉnh rồi. Cụ nhắc quên không bảo nó cầm một quả đu đủ bố mua ra mà ăn”. mình ờ. rồi điện thoại lại có thêm hàng đống cuộc gọi nhỡ, gọi lại liền bị hàng đống lời trách móc của bệnh nhân theo dõi đổ lên đầu, sao bác sĩ vô tâm thế.”

Đấy gọi là, dao sắc không gọt được chuôi, chữa cho người ta thì hay mà chữa cho mình thì chưa xong. Người nhà toàn phải tự đi bệnh viện lúc ốm đau hầu như hoàn toàn không nhờ cậy được gì cũng là cái khổ tâm của bác sĩ. Khi tình thân bị công việc che lấp vì ngoài người nhà còn hàng tá bệnh nhân khác gọi tên. Lúc nào cũng mang tiếng vô tâm như vậy đó.

Những buồn , vui , chuyện ngành, chuyện người được tác giả nhìn nhận theo con mắt hài hước, đơn giản hoá mọi chuyện khiến cho người đọc ban đầu thấy cuốn sách miêu tả nghề bác sĩ này khá vui. Nhưng đọng lại sau đó là những khoảng lặng,. những điều đáng suy nghĩ mà chỉ trong nghề bác sĩ họ mới cảm nhận, mới thông cảm cho nhau.

Một góc nhìn của người trong cuộc về nghề bác sĩ rất đáng đọc

Đặt sách tại: https://shorten.asia/DmaxBCXk

Đặt sách tại TIKI: https://shorten.asia/wyStwYmb

Nga Nguyễn

Liên hệ đặt bài/ xem portfolio qua gmail: ngathanh2703@gmail.com

Hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/reviewsachvamarketingonline

Review sách “Cũng là “TIẾNG EM” mà lạ lắm ” : Thoát mác “người tối cổ” với phiên bản siêu cấp hề hước của “TỪ ĐIỂN TIẾNG EM”!!!

Review sách “Đường về nhà”: Hành trình dũng cảm,táo bạo của một cô gái nhỏ đạp hơn 3000 cây số từ Bắc Kinh về Hà Nội

Review sách “Chiến binh cầu vồng”: Giáo dục đã thắp sáng khát vọng, mong ước của những đứa trẻ nghèo đảo Belitong như thế nào?

Review sách “Lâu đài bay của Pháp sư Howl”:Liệu pháp sư Howl có hóa giải được lời nguyền đã biến Sophie thành một bà lão già nua, xấu xí

Review sách “Ngồi khóc trên cây”: Số phận đôi khi sẽ thử thách chúng ta theo những cách rất đặc biệt

Review sách “Trải nghiệm khách hàng xuất sắc” : “Gót chân Asin” của nhiều doanh nghiệp và những bí quyết chạm đến trái tim khách hàng bằng trải nghiệm

Review sách “Hạnh phúc là”: 500 gợi ý để sống trọn từng giây

Review sách “Ý tưởng này là của chúng mình”: Quảng cáo vui lắm, rảnh vô làm chơi !

Review sách “199 mấy hồi ấy làm gì?”: Du hành trở lại những năm chín mấy với những kỷ niệm tuổi thơ đáng yêu, hồn nhiên.

Review sách “Bàn có năm chỗ ngồi”: Tình bạn trong sáng hồn nhiên những năm tháng tuổi học trò tươi đẹp

Blog review sách hay – Review sách và Cung cấp các kiến thức về Marketing