Không còn là ăn cho no bụng, tác giả sành ăn Vũ Bằng sẽ dẫn bạn “đi thăm” tất cả những món ăn nổi tiếng đất Hà Thành qua cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” hấp dẫn đến từng câu chữ.
I – DỰNG
” Sau một cuộc biến thiên, đất nước đổi thay nhiều lắm. Ai hồi cư năm 1948- 1949 còn nhớ rằng suốt từ Bạch Mai về đến chợ Hôm, có hàng dãy phố bị phá không? Hàng Da, Hàng Thiếc, Hàng Đồng , chỉ còn trơ lại mấy cái hàng lỏng lẻo , mất cả trần, cả cửa.
…
Người tản cư đi tha thẩn hết cả ” Hà Nội 36 phố phường “, vào một buổi đầu thu kia, nghiệm thấy rằng: tâm tánh người Hà Nội đổi thay, phố xá , nhà cửa thay đổi, mà cái mặc của người Hà Nội cũng khác xưa, duy chỉ có một thứ không thay đổi: là cái ăn của người Hà Nội.
Tôi không muốn nói ở đây về cái lượng ăn, nhưng muốn nói về cái phẩm , không muốn nói về tánh cách ăn của từng người , nhưng về cái chất ăn của đại đa số người Hà Nội.
Xa Hà Nội một dạo, người trở lại đế đô có thể ăn các thứ cao lương mỹ vị của Tàu, Tây; nhưng rút lại thì người Hà Nội rồi cũng quay về với những món ăn cổ truyền đặc biệt Hà Nội nó làm cho chúng ta thèm nhớ.
Ăn vây, ăn bóng, ăn hải sâm , ăn bào ngư , gì rồi cũng chán. Một buổi sáng kia, thấy nản về sự tiêu hóa, ta chợt nhớ rằng cơm trắng vẫn là lành và hợp với tạng phủ ta. Một bát phở khói bốc lên nghi ngút , một mẹt bún chả thơm ngào thơm ngạt , hay một đĩa bánh cuốn Thanh Trì , để bên cạnh một đĩa đậu rán phồng nóng giãy lên , tự nhiên làm cho ta nhớ ra rằng những cái đó đã tạo nên một phần nào linh hồn của Hà Nội; sở dĩ ta thấy không thể quên được Hà Nội cũng vì những thức ăn đặc biệt Hà Nội đó.
Có những người đã qua cái tuổi hai mươi, bị những bóng dáng yêu kiều của đô thị văn minh xô đẩy, đã bỏ cái mái nhà yên ấm của mình đi theo tiếng gọi của một tình yêu mới ,êm ái hơn, thắm tươi hơn.
Hương 4 mùa có thể làm cho họ say sưa, nhưng một buổi chiều đông kia, người đàn ông lạc phách trở về thấy gia đình ấm cúng , chân thật, bỗng thấy lòng ân hận , vì đến lúc bấy giờ mới cảm thấy chỉ có người vợ tấm mẳn mới là người chung thủy với mình.
…
Kể về đồng tiền thì cũng chẳng lấy gì làm đắt đâu. Một lọ cà cuống không to hơn một ngón tay, vài cái bánh cốm, bên một lạng chè mạn sen , hay một lọ vừng hoặc một chai nước mắm; mấy thứ đó tính theo thời giá, không quá năm chục bạc. Thế nhưng mà những cái quà đó đã đem đến cho lòng ta bao nhiêu sự đắm say, bao nhiêu thú vị, bao nhiêu cảm giác mông lung , nhã lịch ! Ta cầm lấy mà thấy như ôm một chút hương hoa của của đất nước vào lòng . Ai đã bảo ăn uống là một nghệ thuật? Hơn thế, ăn uống là cả một nền văn hóa đấy.”
Ăn uống ở cái đất Hà Nội ngàn năm văn hiến này từ sớm đã không chỉ là ăn cho no bụng, mà ăn cả cái hương vị , cái cầu kì, cái đẹp , cái sự tao nhã của mỗi thức quà Hà Nội. Một khi đã thưởng thức ẩm thực ở đây, bạn sẽ nhớ hoài, nhớ mãi. Ai đi xa cũng nhớ về ẩm thực Hà Nội một nỗi nhớ da diết, khôn nguôi không thể nói thành lời.
PHỞ GÀ
” Ở Hà Nội, có 2 ngày trong tuần mà những người “chuyên môn ăn phở” bực mình: thứ sáu và thứ hai. Hai ngày đó là hai ngày không thịt bò. Anh nào nghiện thịt bò, nhớ phở bò hai hôm ấy như gái nhớ trai, như trai nhớ gái.
Đặc biệt nhất là phở Tráng, hai ngày đó, nhất định “treo đòn gánh” không chịu bán miếng phở nào, trong khi các bạn đồng nghiệp của anh thay đổi phương thức xoay ra bán phở gà cả bọn. Phở gà, Tráng phản đối ra mặt. Cái lý gì mà một nắm bánh phở dẻo quẹo như thế lại cho hòa hợp với một thứ thịt ăn cứng đờ đờ , mà lại nhạt , mà lại đoảng vị, không thể nào “sánh đôi” được với cái nước dùng để làm một “đại thể “nhịp nhàng?
Có một số người thạo phở cũng nghĩ như Tráng vậy. Họ không chịu ăn phở gà,. Nhưng đa số đã mắc nghiện phở rồi, buổi sáng, không có bát phở nóng để ăn không chịu được, nên cũng cứ phải ăn rồi cũng quen đi.
Thật ra công việc so sánh phở bò và phở gà không thể thành được vấn đề, nhưng một buổi sáng mùa thu rỗi rãi, trời hơi lành lạnh , mà ngồi ăn một bát phở gà có đủ rau mùi, hành sống, vừa ăn vừa nghĩ thì phở gà cũng có một phong vị riêng của nó, khác hẳn phở bò. Điều người ta nhận thấy trước nhất là phở gà thanh hơn phở bò, thịt dùng vừa đủ chứ không nhiều quá; ở giữa đám bánh phở nổi lên mấy miếng thịt gà thái nhỏ xen mấy sợi da gà màu vàng nhạt, điểm mấy cuộng hành sống xah lưu ly, mấy cái rau thơm xanh nhàn nhạt, vài miếng ớt đỏ ; tất cả nhưng thứ đó tắm trong một thứ nướ dùng thật trong đã làm cho bát phở gà có phong vị của một nàng con gái thanh tân – nếu ta so sánh bát phở bò với một chàng trai mà hào khí bốc lên ngùn ngụt.
Thường thường, ngoài thịt gà thái mỏng ra, một bát phở gà vẫn có những miếng gan, mề, lòng , tiết, thái nhỏ để đệm vào cho thêm vui mắt và vui miệng.
…
Hầu hết đều chú ý về phần “thanh” của phở : nước ngọt mà không ngọt mì chính, nhưng ngọt bằng xương; thịt không xác, nhưng béo mềm, mà không ngấy.
Vì thế, những hàng phở gà ngon vẫn thường dùng gà mái , ăn thơm và mềm. Về điểm này, có một hàng phở gánh , đỗ ở dưới một gốc si phố Huyền Trân Công Chúa đặc biệt lưu ý tới, mà cũng đặc biệt nữa là người hàng phở này quanh năm chỉ bán phở gà, nhất quyết làm khác hẳn phở Tráng, không bán phở bò, ” dù có thể làm được phở bò ngon.”
Đã ăn cả hai loại phở bò và gà rồi, tôi thấy mỗi loại phở có một nét hay và quyến rũ riêng, nhưng với phở gà quan trọng vẫn phải là “thanh”. Vị thanh ngọt của nước dùng có phần nhẹ nhàng hơn của bò và nó đã trở thành nét đặc trưng cho phở gà. Nước dùng thanh ngọt, thịt gà xé xợi bên bát phở nghi ngút khói đúng là khiến chúng ta sảng khoái, ngon miệng mỗi độ thu về, còn điều gì tuyệt vời hơn thế.
XIII – CHẢ CÁ
” Có ai cùng với những người bạn thân thiết, một đêm, trèo lên một căn gác cũ, ngồi vào một chiếc bàn con, vừa nhắm nhót chả cá mà lại vừa nhìn xuống con đường ưa bay mà xem người ta đi lại như trong một cái đèn kéo quân tháng tám, mới có thể biết rằng ăn chả cá ở hiệu thú vị đến chừng nào . Ăn ở nhà, nó tẻ mà ít khi nó ngon thật sự.
Tôi không hiểu các ông Tàu nhiễu sự , mua chả cá ở Hà Nội rồi đóng đồ , cùng với mắm tôm và các thứ rau, đi tàu bay để đem về Hương Cảng chén với bà con bên đó thì phong vị chả cá ra thế nào?
Riêng tôi chỉ thấy có một cái thú riêng được thưởn thức chả cá trên căn lầu một cửa hiệu cũ kỹ – mà cửa hiệu đó phải ở phố hàng Chả Cá – chật chội, tối tăm , thấp bé, mà bàn ghế thì mộc mạc và ám khói – nếu không muốn nói là không lấy gì làm sạch lắm.
Có lẽ chỉ là một cái nại tính , cũng như người ăn thuốc quen tiệm mà thôi; nhưng tôi nghiệm thấy rằng chả cá mà bán ở chợ hay là bán ở phố khác phố Chả Cá , đều là không “thọ” , hay là được rất ít người biết đến.
Cũng vậy, chả cá làm ở nhà cũng kém ngon và do đó không được hoan nghênh mấy, cho nên chồng thấy rét thèm bữa chả cá, thường là dắt vợ đi ăn, hay vợ muốn đổi bữa cho chồng, vẫ đề nghị “hay là ta lên chả cá?’
Đi ăn như thế, mà gặp hôm trời lạnh thì nên đi sớm sớm. Muôn một tí, thường là đã hết rồi vì chả cá ngon chỉ có hai hàng ăn được – mà hai hàng đó thường là đông khách , lắm khi phải đứng đợi mới có chỗ mà ngồi….”
Một trong những món ăn không thể không thử khi đến Hà Nội tất nhiên nên là món chả cá mà ngặt nỗi các phố khác mà mua chả cá lại không ngon , vị đặc trưng được như mua ở phố Chả Cá trong bài viết. Đầu đông mà ăn được bát chả cá nóng hôi hổi, thìa là, hành, cà chua rồi xuýt xoa đan tay vào nhau thật đúng là không còn gì thú vị bằng.
XVII – TRƯỚC KHI NGỪNG BÚT
“… Tôi đã từng biết những người trong suốt một tuần chỉ chờ đợi một buổi sáng chủ nhật để dắt vợ, dắt con lên thưởng thức miếng ngon Hà Nội quy tụ ở dãy hàng quà chợ Đồng Xuân.
Mùi bún chả thơm, mùi nem nướng ngậy, mùi chả cá hơi tanh nhưng bùi làm khoan khoái khứu giác ta, trong khi vị giác ta được thỏa thuê với những đĩa đậu rán vàng óng ánh , những đĩa giò trắng cứ mịn đi , những ngọn rau muống chẻ nhỏ xanh muôn muốt , xen với tía tô hung hung vàng, những bát bung rực rỡ như gấm dệt, những bát bún riêu nghi ngút khói ” chưa nuốt đến môi đã trôi đến cổ” rồi… Tất cả những miếng ngon đó tạo ra một không khí phong nhã làm cho ta mường tượng đến những buổi họp văn nghệ, anh em cùng nhau thông cảm những bức vẽ đẹp , những áng thơ hay, những tác phẩm văn chương cao quý.
Hơn thế nữa, những tác phẩm văn nghệ chỉ làm cho ta thỏa mãn được về tinh thần, chớ miếng ngon thì có thể làm cho ta thỏa mãn cả ngũ quan và cho ta thấy có lúc tự nhiên muốn chắt chiu sự sống và cảm thấy là sống, chỉ sống thôi, dù có khổ nữa, cũng là quý lắm rồi.
Thật, không gì cảm động hơn là trông thấy một cô gái bé ngồi ăn mẹt bún khoog muốn bỏ phí một sợi, húp từ một chút nước bung, hay một bà buôn bán, đặt tay nải xuống ở bên mình, gọi chả Sài Gòn Gòn, nhặt từng mảnh vụ của chả để ăn kèm với bún và chấm đẫm giấm ớt cho mát ruột.
Những ai lâu ngày mới được ăn một bữa miến lươn , mà gặp được hàng miến lươn ngon, có khi không muốn bỏ phí đến cả lá rau răm dính bát ; xáo vịt mà làm khéo, có khi ăn thấy ngọt hơn đường; nhưng cháo vịt , miến gà , muốn ăn cho thực ” sướng thần khẩu” phải tìm ăn cho được ở quán ” bà Béo đeo tạp dề” cũng như cháo sườn ngon, ngoại trừ bà Còng ngồi ở đầu dãy, đối diện hàng chim , không thể ăn đâu khác được…”
Cái thú vị, cái hay của ẩm thực Hà Nội là thưởng thức đã vượt lên cả chỉ là ăn cho no bụng, mà ăn có chọn lọc, như hưởng thụ quà tặng của đất trời. Ẩm thực quyến rũ đến nỗi chúng ta phải kéo cả gia đình mình đi cùng thưởng thức mới hết những cái tinh túy, cái nền ẩm thực tinh tế và thực khéo léo đó. Làm sao mà có nhiều quán, chỉ ăn mỗi quán đó mới ngon, bà ấy làm mới khéo, mới tài, mới vừa miệng mình. Dù cho có phải đi cả thành phố mới ưng cái bụng, mới thỏa mãn cái đam mê ẩm thực của mình. Bởi vậy, khi xa Hà Nội, ai cũng nhớ cái nền ẩm thực khéo léo, tài hoa, và đặc trưng ấy không thể nào quên.
Hãy đến với những thức quà mà “ai cũng phải nếm thử’ một lần khi đặt chân đến mảnh đất văn hiến ngàn năm này, nào bánh cuốn, nào phở bò, nào bánh đúc,,,, những câu chuyện lịch sử cũng như cách chế biến khéo léo kết hợp cùng bút pháp tinh tế, của một con người đam mê và có hiểu biết rất sâu sắc, rất yêu ẩm thực Hà Nội chắc chắn sẽ làm bạn nao lòng và muốn đến Hà Nội ngay lập tức để thưởng thức những tinh hoa ẩm thực của mảnh đất văn hiến này.
>> Đặt mua sách tại: https://shorten.asia/p9mwkhCv
Mua sách tại TIKI: https://shorten.asia/UuKkDq2N
Liên hệ đặt bài/ xem portfolio qua gmail: ngathanh2703@gmail.com
Hoặc facebook Nga Nguyễn: https://www.facebook.com/nganga59
Hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/reviewsachvamarketingonline
Bài viết liên quan
Review sách “Thương” : Thương hoài ngàn năm
Review sách “Bạn đắt giá bao nhiêu?” : Mỗi cô gái hãy trở thành phiên-bản-chính-mình-yêu-thích-nhất
Review sách “Ngồi khóc trên cây”: Số phận đôi khi sẽ thử thách chúng ta theo những cách rất đặc biệt
Review sách “Hạnh phúc là”: 500 gợi ý để sống trọn từng giây
Review sách “Cuộc sống rất giống cuộc đời”: Cười từ nhà ra phố với những mẩu chuyện vui hết cỡ
Review sách “Đừng nhạt nữa!” : Cuốn sách hài hước, đánh bay cơn “nhạt” từ Fanpage mặn mòi Ngoa
Blog review sách hay – Review sách và Cung cấp các kiến thức về Marketing