Bạn có thắc mắc tại sao trước khi tung 1 sản phẩm các nhãn hàng phải nghiên cứu về hành vi, tâm lý,giá thành… của sản phẩm đó không? Hãy khám phá ngay nguyên nhân tại sao họ phải nghiên cứu các yếu tố tâm lí, yếu tố khác.. qua cuốn sách “Marketing Vô Thức” phần 1 – (Phil Barden) nhé.
KHOA HỌC VỀ VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH – Thấu hiểu những lý do cho hành vi của khách hàng
2. Khoa học về việc ra quyết định và kinh tế học hợp làm 1
” Trong 1 nghiên cứu về những cơ sở thần kinh cho hoạt động ra quyết định , nhà kinh tế học thần kinh người Đức , giáo sư Peter Kenning, và các cộng sự của ông đã nhìn vào bản quét não của những người đã được xem những tấm ảnh về các cặp thương hiệu . Những tấm ảnh này có hoặc không có hình thương hiệu mà người xem nói rằng họ thích nhất. Mỗi lần được cho xem 1 trong những tấm ảnh ấy, người xem ảnh được yêu cầu chọn 1 thương hiệu để mua. Nghiên cứu này có 2 phát hiện chính.
Thứ 1, khi thương hiệu họ yêu thích nhất nằm trong tấm ảnh, các vùng não được kích hoạt khác những vùng được kích hoạt khi họ nhìn thấy cặp thương hiệu mình không yêu thích. Khi thương hiệu được yêu thích xuất hiện, lựa chọn được đưa ngay ra lập tức , và, tương ứng với đó, bộ não biểu hiện mức hoạt động ít hơn 1 cách đáng kể ở những vùng não tham gia vào hoạt động suy tư và ngẫm nghĩ ; hiệu ứng này được các nhà khoa học đặt tên là ” giải toả vỏ não”. Thay vào đó, các vùng não tham gia vào hoạt động ra quyết định 1 cách cảm tính được kích hoạt (đặc biệt là vùng vỏ não trước thuỳ trán) . Nói cách khác, hiệu ứng này cho phép hoạt động ra quyết định 1 cách cảm tính và nhanh chóng, mà không suy nghĩ.
Thứ 2, hiệu ứng giải toả vỏ não này chỉ xảy ra với thương hiệu số 1 trong mắt người tham gia thí nghiệm – ngay cả thương hiệu đứng thứ 2 cũng không kích hoạt hoạt động quyết định cảm tính này. Các nhà khoa học gọi đây là “hiệu ứng thương hiệu lựa chọn số 1 ” . Một trong những mục tiêu mà chúng ta đặt ra với tư cách những người làm marketing là đưa được thương hiệu của ta vào trong tập hợp các thương hiệu được cân nhắc, hoặc tập hợp các thương hiệu đáng quan tâm, của nhóm khách hàng mục tiêu. ..”
Nói cách khác, nhiệm vụ của các thương hiệu là làm sao đứng số 1 trong tâm trí khách hàng hoặc trong danh sách các thương hiệu họ quan tâm khi mua hàng, chiến thắng trong tâm trí người mua hàng. Và hãy làm sao cho khi cứ nhắc về 1 sản phẩm nào đó, người dùng sẽ đưa ra 1 quyết định cảm tính là chỉ chọn thương hiệu của bạn mà không phải đối thủ, điều này đòi hỏi rất nhiều ở việc marketing thương hiệu đó sao cho luôn có chỗ đứng cao nhất trong tâm trí khách hàng.
KHOẢNH KHẮC CỦA SỰ THẬT
1, Nguyên lý thần kinh học của 1 quyết định mua hàng
‘… Điều này có nghĩa là :Trong marketing, chúng ta có 2 “đòn bẩy ” để gây ảnh hưởng lên hoạt động ra quyết định của người tiêu dùng – phần thưởng và nỗi đau – và chúng ta có thể xử lý 1 cách độc lập với nhau. Để khiến người tiêu dùng mua hàng , chúng ta có thể tăng phần thưởng và đồng thời giảm nỗi đau . Tuy nhiên, việc người làm marketing áp dụng 1 tư duy nước đôi không phải là chuyện hiếm gặp . Đối với chúng ta, câu hỏi là : Liệu nên tập trung vào thương hiệu hay tập trung vào, ví dụ , ưu đãi giá đặc biệt , cứ như thể tồn tại 1 thế lưỡng nan , khó xử nào đó nếu ta làm đồng thời cả 2 việc này…”
Và phần thưởng hay nỗi đau là gì, các chuyên gia áp dụng chúng vào các mặt hàng xa xỉ lẫn mặt hàng bình dân, thường ngày có cách xử lý như thế nào, hay cách họ áp dụng tư duy nước đôi vào tuỳ từng sản phẩm như thế nào,sẽ được trình bày, diễn giải kỹ trong cuốn sách marketing naỳ.
Ngôn ngữ có thể làm tăng giá trị trong cảm nhận của người tiêu dùng
“Một cách phân biệt hữu ích , khi mô tả lợi ích của sản phẩm hoặc mô tả những chương trình quảng cáo và khuyến mại, là phân biệt giữa “việc giành được thêm” và “việc không mất gì cả “. Đây chỉ là 2 mặt của cùng 1 đồng xu :” Việc giành được thêm ” đề cập đến những gì mọi người nhận được, “việc không mất gì cả ” nói lên lợi ích của việc không mất mát hoặc không bỏ lỡ điều gì . Trong ngành hàng mỹ phẩm, nơi mục tiêu là thay đổi và đạt được điều gì đó, việc tập trung vào việc “giành được thêm” là cách tiếp cận hợp lý, chẳng hạn như “có được vẻ diện mạo kiểu bãi biển mùa hè ấy , bằng Bronze Goddes đến từ Estee Lauder”. ” Việc không mất gì cả ” sẽ đóng vai trò quan trọng trong môi trường nhiều rủi ro . Ví dụ, nỗi lo sinh ra từ những cuộc khủng hoảng tài chính gần đây và rủi to của việc lạm phát bào mòn giá trị của những khoản tiết kiệm đã được những người môi giới bất động sản sử dụng để thôi thúc mọi người đầu tư vào bất động sản nhằm tránh mất tiền. Một cách tiếp cận “tỷ suất hoàn vốn đầu tư” , tập trung vào “việc giành được thêm “, sẽ không hiệu quả bằng cách tiếp cận tập trung vào “việc không mất gì cả” trong những thời kỳ suy thoái kinh tế.
Một số từ được dùng diễn giải, bổ sung ý “việc không mất gì cả” và ” việc giành được thêm ” sẽ được trình bày rõ ràng trong bảng phân chia cụ thể trong sách marketing hành vi này, mời bạn đón đọc.
Ngoài những ví dụ kể trên kèm giải thích chi tiết rõ ràng về cách các thương hiệu đã tác động đến tâm lý, hành vi người tiêu dùng trong marketing. Cuốn sách sẽ chỉ ra và làm rõ về các phần hệ thống lái tự động là gì và cách kích hoạt hệ thống lái tự động trong mỗi khách hàng khi ra quyết định mua hàng, cách giảm chi phí trong cảm nhận của người tiêu dùng cực chi tiết và dễ áp dụng, cách marketing từng mặt hàng dựa trên từng bối cảnh khác nhau, tại sao cùng 1 sản phẩm nhưng khác bối cảnh lại có những cách truyền thông khác nhau nhưng vẫn nhất quán, đảm bảo các yếu tố thống nhất trong tiêu chí của từng nhãn hàng, hiệu ứng ” nổi bật”, giác quan giá thành – giác quan thứ sáu có tác dụng gì trong quá trình ra quyết định mua hàng…. và nhiều nhân tố khác sẽ được trình bày chi tiết với hình vẽ minh hoạ cực đẹp trong cuốn sách Marketing vô thức phần 1 mà dân marketing không thể rời mắt.
MUA SÁCH TẠI:
-Shopee: https://shorten.asia/XRrDNH3p
– Tiki:https://shorten.asia/bvXgfKYz
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Review sách “Sói Đội Lốt Cừu “: Lột mặt nạ kẻ hiếu chiến ngầm và các thủ thuật thao túng tâm lý của họ
Review sách ” Sài Gòn chọn nhớ những điều thương”: Cách chúng ta cùng nhau vượt qua đại dịch
Review sách “Uả? GenZ” : Cuốn sách chống “tối cổ” cực hài hước về gen Z
Review sách ” Chuyện nhỏ Sài Gòn bao nhớ” : Sài Gòn ơi sao mà thương đến thế!
Review sách ” Những ngày ấu thơ” ” Là tuổi thơ mà sao cơ cực, nghiệt ngã đến thế
Review sách “Tìm em nơi anh”: Bởi vì ở đó luôn là anh
Review sách “Ngồi khóc trên cây”: Số phận đôi khi sẽ thử thách chúng ta theo những cách rất đặc biệt
Blog review sách hay – Review sách và Cung cấp các kiến thức về Marketing