Những cơn bão dữ mang tên Covid đã tạm đi qua, Sài Gòn trở lại những ngày “bình thường mới”, nhịp sống hối hả lại diễn ra nhưng những năm tháng gian lao, chia lửa cùng nhau sẽ mãi không thể phai mờ trong cuốn sách ” Sài Gòn chọn nhớ những điều thương “.
CHÚNG TA ĐÃ VƯỢT QUA NHƯ THẾ NÀO?
“Sau này, khi có 1 độ lùi về thời gian lẫn độ lùi về cảm xúc thì người ta sẽ nhìn về đại dịch khác đi, viết lại được nhiều hơn, tôi nghĩ như vậy, dù sao cũng là 1 thử thách quá lớn trong đời người. Còn khi vừa qua (hay vẫn đang) trong tâm dịch, lòng tôi ngổn ngang vô số mảnh cảm xúc tươi nóng và những câu chuyện cứ ào ào tới theo từng nhịp thông tin.
…
Có 1 chuyện mà tôi nhớ mãi , đó là chuyện về bạn tình nguyện viên trong nhóm từ thiện của chúng tôi.Bạn là 1 cô gái làm nghề chụp ảnh tự do, ở phòng trọ 1 mình và nhất quyết không bỏ về quê khi Sài Gòn bùng dịch. Bạn nói với tôi rằng bạn muốn tham gia nhóm tình nguyện, nghĩa là mỗi ngày bạn chạy xe máy hàng trăm km khắp hang cùng ngõ hẻm và đem những phần quà cứu trợ cho bà con nghèo khó ở Sài Gòn , ngoài quà cứu trợ bạn còn bỏ tiền túi mua rất nhiều thứ như kẹo bánh cho trẻ nhpr và băng vệ sinh cho phụ nữ ở những khu hẻm sâu bị phong toả lâu ngày. Rồi điều nguy hiểm nhất cũng đến, Bạn sốt và phát hiện mình dương tính với Covid. Bạn tự cách ly trong phòng trọ, tất nhiên là vẫn 1 mình. Chúng tôi chỉ kịp hỗ trợ bạn chút thuốc và thực phẩm. Covid vật bạn li bì và kiệt sức nhưng tinh thần bạn tốt vì mỗi ngày anh em và bạn bè đều bênh cạnh và động viên bạn rất nhiều. Tôi cũng hỏi han mỗi ngày , thậm chí chúng tôi còn nhờ trữ sẵn bình oxi để chở lên cho bạn ấy nếu bạn cảm thấy khó thở. Nhưng bạn gái ấy mạnh mẽ hơn chúng tôi nghĩ. Bạn tự lo mọi thứ cho đến khi không còn tự nấu ăn được nữa thì một phép màu xuất hiện: Có tiếng gọi cửa và những phần cơm, đồ ăn được hàng xóm nấu sẵn , treo ở cửa cho bạn. Bạn nói bạn cảm động lắm, vì vậy phải ráng ăn cho hết. Những người hàng xóm trong con hẻm ở 1 quận ngoại ngô Sài Gòn đâu có dư dả gì trong mùa dịch này, thế nhưng vẫn mỗi ngày nấu những bữa cơm ngon đến treo trước cửa phòng trọ cho bạn gái ấy, cho đến ngày bạn hoàn toàn khỏi bệnh. Những bữa cơm của người Sài Gòn còn mạnh hơn mọi thứ vaccine, giúp bạn vượt qua mọi cơn sốt, mọi cơn ho để trở lại, đầy sức sống, Ngày bạn hết thời gian cách ly sau khi khỏi bệnh, câu đầu tiên bạn nhắn cho tôi là: Anh ơi, em khỏi rồi, từ nay có kháng thể rồi, anh giới thiệu cho em làm tình nguyện viên ở bệnh viên dã chiến đi, để em chăm sóc người khác.
Đó là cách mà chúng ta đã và sẽ vượt qua cơn đại dịch này, sức mạnh từ 1 loại kháng thể vô hình, kháng thể yêu thương.
Từ đầu dịch, chúng tôi lập 1 nhóm tình nguyện nho nhỏ, vừa trích quỹ vừa bắt đầu kêu gọi đóng góp bằng lương thực và nhu yếu phẩm rồi nhận về soạn lại, chia ra thành những phần quà gồm gạo, rau, dầu ăn, trứng sữa,thịt hộp , xúc xích… và đi phân phát cho những gia đình khó khăn ở Sài Gòn, Chúng tôi có 7 điểm tiếp nhận và phân phát quà như vậy với khoảng 40 tình nguyện viên. Khi làm những việc này chúng tôi đều mong muốn phần nào làm dịu nhẹ, vơi bớt nỗi khó khăn vi dịch bệnh cho bà con , và càng làm, chúng tôi càng nhận ra thêm nhiều điu về tấm lòng người Sài Gòn. Ai cũng sợ dịch bệnh Covid, nhưng tôi có cảm giác người ta còn sợ hơn nhìn thấy người khác khổ mà mình không giúp được. Hàng ngày, ngoài đường vẫn nườm nượp những chuyến xe cứu hộ , cứu trợ và những bạn tình nguyện viên ngang dọc khắp nơi, mà nhóm chúng tôi chỉ là 1 trong số đó. Có những người bạn, mà tôi biết rõ là không phải giàu có dư giả gì , vẫn sẵn lòng góp 10 tấn gạo cho chúng tôi đi phát cho bà con. Có người hễ khi có chút tiền thì thì gửi vài trăm ký rau xanh, mấy gói đồ khô… Khi đi phát, tôi chứng kiến những người nhận quà tiếp tục san sẻ phần quà nhỏ nhoi đó cho những hàng xóm còn khó khăn hơn mình. Thấy thiệt sự chứ không phải “cảnh trên tivi.” Dịch bệnh càng kéo dài tôi mới nhận ra người mình giàu có quá, họ giàu lòng thương, họ giàu sẻ chia, họ giàu nhơn ái.
Rồi chúng ta sẽ vượt qua những ngày này, và kể lại với con cháu, cách mà chúng ta đã vượt qua nó , không phải bằng thuốc hay vaccine, mà bằng cách chúng ta đã dìu nhau như thế nào, chúng ta đã chia sẻ với đồng bào ra sao, mỗi ngày….”
Chúng ta đã từng bước thoát khỏi đại dịch, từng bước một, chậm mà chắc, chúng ta đã dìu nhau đi qua những ngày bão giông, ngày Sài Gòn “ốm” nhất, chúng ta đã chia sẻ với nhau từ bó rau, lon gạo, miếng thịt , quả trứng…
Chúng ta từ những người không quen nhau mà nhờ dịch Covid chúng ta đã xích lại gần nhau hơn, thương nhau như người thân ruột thịt, dìu dắt nhau đi qua những ngày bão giông mà không hề buông bàn tay nhau ra. Sức mạnh đó dường như còn lớn hơn vaccine, lớn hơn nỗi sợ Covid, đó là trách nhiệm, tình thương đồng loại cũng như những san sẻ, gánh vác cùng nhau để đi qua những ngày bão giông lịch sử này. Trân trọng.
VIẾT TẠI BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN
” Qúa trưa, hay tin 1 bác sĩ đồng nghiệp nữa lại ngã xuống vì Covid-19, con trai anh mới mất cách đó vài ngày, vợ và con gái anh vẫn đang nằm điều trị… tự dưng mình thấy rõ trong lòng mình, mọi thứ đang chùng xuống như 1 cọng rau muống héo hon đầy luống cuống.
Đã gần 2 tháng đi chống dịch không được về bên vợ con, thằng bạn gọi cho mình lúc nửa đêm hoang mang:
-Vừa mới hôm kia tao giải thích cho chị ấy là ba chị không qua khỏi rồi, hôm nay thì đến lượt chồng của chị. Diễn biến nhanh quá chẳng kịp làm gì.Tự dưng thấy lo cho mọi người ở nhà…
-Uả lo thì gọi về nhà chứ gọi cho tao làm gì thằng dở người.
-Gọi về mọi người sẽ càng lo lắng hơn.
-Thì giờ mày với mọi người phân công nhau ra, hôm trước mày giải thích việc bố mất rồi thì hôm nay người khác giải thích việc chồng chị ý mất. Như vậy đỡ stress hơn.
Chưa bao giờ việc giải thích tình trạng tử vong cho thân nhân người bệnh lịa phải liên tục và khó khăn đến thế. Bạn mình dân hồi sức, tâm trí mạnh lì như sắt thép , thế mà cũng có lúc thấy nó nhạt nhẽo và thương đến vậy.
Cái điệu cười đầy tự tin của cô Diệu lúc được mình thông báo không cần nằm cấp cứu nữa cho về trại thật không thể nào quên. Cô với cô Huyền là 2 chị em ruột, cùng vào cấp cứu 1 hồi, mà cô Huyền nặng hơn phải chuyển đi rồi, cô Diệu cải thiện tốt hơn được ở lại:
-Con thấy cô không nói chuyện với cô Huyền mấy nhỉ?
-Chuyện gia đình thôi con, giận nhau không nói chuyện cả mấy năm nay rồi. Cô cũng tính làm lành mà bả cố chấp lắm nên mình chỉ biết im lặng.
-Trời chị em ruột mà giận gì giân dữ vậy cô? Có gì bỏ qua được mình bỏ qua cho nhau.
-Đấy cô cũng nói vậy với bả, chết đi rồi có mang cục tức theo được đâu mà cứ ôm khư khư làm chi cho mệt không biết. Bả sang kia thấy tình hình cũng khả quan hơn rồi hả? Để sau bữa này về cô thử bắt chuyện tiếp coi sao!
-Dạ vậy cô lên phòng nghỉ ngơi đi.
Cô Diệu vẫn chưa biết tin cô Huyền đã mất chiều qua, và chiều nay xe đang chuẩn bị lăn bánh đưa chị gái cô ra đài hoá thân. Cũng chẳng ai dám nôi cô nghe sợ cô xúc động rồi buồn rồi stress, rồi bao công sức điều trị lại bỏ sông bỏ bể.
Hàng bao nhiêu bí mật và đau đớn ấy anh em bảo nhau cũng phải vác theo hết cả.
Đang làm việc thì chị Nhiên nhận được tin cả gia đình chị đều được xác định nhiễm Covid-19.
Bình thường chị được gọi là thủ lĩnh tinh thần của cả khối điều trị này giữa bao căng thẳng , người đàn bà bé như cái kẹo lúc nào cũng hừng hực năng lượng và vui tính 1 cách khó hiểu. Vậy mà giờ chị ngồi thần thờ, tay bủn rủn, môi run run.
“Dăm ba cái con virus vớ va vớ vẩn, cười cái là nó đi hết ấy mà.” Câu cửa miệng chị hay đùa với bệnh nhân. Và giờ chị còn chẳng mở nổi mồm mà nói gì với gia đình mình.
Thời gian tính theo ngày.
Từ lúc mọi người khoẻ re cười nói động viên chị phớ lớ.
Đến lúc ba chị mất, rồi mẹ, rồi anh trai chị.
Thời gian tính theo giờ.
“Chị đem lại tiếng cười, đem lại niềm vui cho rất nhiều người. Vậy mà gia đình mình thì…”
Chị khóc nấc lên. Mình ở đầu dây bên kia cũng chẳng biết động viên chị như thế nào.
Mẹ mình có 1 niềm tin khá kỳ lạ là khi mất đi rồi mà hoả thiêu thì linh hồn sẽ thấy rất đau đớn , nên mẹ thường bảo mình sau này mẹ có đi thì nhớ phải đào sâu chôn chặt. Mình thì không tin lắm nhưng mẹ thích thì con chiều vậy thôi. Thành ra đi chống dịch nhớ mẹ, thương mẹ nhiều lắm. Chứng kiến những nỗi đau cứ ập đến liên tục vậy còn thấy buồn , thấy thương hơn. Nên mỗi lần nhắn hay điện về cứ dặn đi dặn lại mẹ cho cẩn thận:
-Mẹ ở yên 1 chỗ rồi đảm bảo 5K đấy nhé! Không lỡ có chuyện gì người ta đem đi hoả thiêu đấy chứ không có chuyện đào sâu chôn chặt đâu đấy!
Xong lại nghe mẹ chửi cho một trận, thấy mình sao mà còn may mắn thế.”
Tại tâm dịch, nơi bệnh viên dã chiến , chứng kiến tận mắt cảnh bệnh nhân ra đi trong xót xa , ai mà không đau lòng, có thần kinh thép cũng không thể, không mong muốn thông báo lại 1 bệnh nhân nữa không qua khỏi.
Còn cảm giác nào bất lực hơn khi mình thì chống dịch, người nhà cứ rời xa từng người, rời xa người thân khi không thể gặp mặt lần cuối, cảm giác đó đau xót, bất lực lắm chứ. Thương và khâm phục, trân trọng những hi sinh, mất mát của các bác sĩ tuyến đầu chống dịch để thấy họ thực sự là một người hùng, đã gạt bỏ những mất mát , đau thương đi để kéo bênh nhân từ tay tử thần, là “người hồi sinh” cho những bệnh nhân đi qua những cơn bạo bệnh.
Xin chia sẻ với những mất mát to lớn của các bác sĩ và hãy động viên họ chiến đấu để một ngày không còn con Covid nào xuất hiện, cướp đi những yêu thương của chúng ta thêm nữa.
Tản văn những ngày chống dịch được ghi chép cẩn thận, trực tiếp, không hoa mĩ đã ghi lại chính xác nhưng mất mát, những tổn thương của chúng ta với Covid, bên cạnh đó còn có những câu chuyện cảm động những ngày Sài Gòn “nóng”hơn bao giờ hết để ta thấy tình người, tình thương vẫn còn quanh đây. Nó kết thành một làn sóng mạnh sẽ dìu chúng ta vượt qua tất cả những đau thương thiếu thốn vì dịch bệnh đẻ rồi đến một ngày, nhất định, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng Covid và Sài Gòn lại quay trở lại nhịp sống sôi nổi, tươi vui…
LINK ĐẶT SÁCH
1, Tiki:
2, Shopee: https://shorten.asia/4Aptt1Fu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Review sách “Anh” : Điều anh luôn giữ kín trong tim
Review sách ” Trên Lưng Khổng Tượng “: Kinh Doanh Online Trên Sàn Thương Mại Điện Tử
Review sách “Uả? GenZ” : Cuốn sách chống “tối cổ” cực hài hước về gen Z
Review sách ” Chuyện nhỏ Sài Gòn bao nhớ” : Sài Gòn ơi sao mà thương đến thế!
Review sách ” Những ngày ấu thơ” ” Là tuổi thơ mà sao cơ cực, nghiệt ngã đến thế
Review sách “Tìm em nơi anh”: Bởi vì ở đó luôn là anh
Review sách “Thương” : Thương hoài ngàn năm
Review sách “Bạn đắt giá bao nhiêu?” : Mỗi cô gái hãy trở thành phiên-bản-chính-mình-yêu-thích-nhất
Review sách “Ngồi khóc trên cây”: Số phận đôi khi sẽ thử thách chúng ta theo những cách rất đặc biệt
Blog review sách hay – Review sách và Cung cấp các kiến thức về Marketing