drama nuôi tôi lớn - loài người dạy tôi khôn - pương pương - blog review sách hay

Review sách “Drama nuôi tôi lớn loài người dạy tôi khôn” : Quay xe không kịp với những cú twist hài hước khiến bạn bật ngửa trong cuốn sách này

Đúng là một cuốn sách đầy rẫy drama khiến người đọc “hít muốn lủng phổi ” và những cú twist khiến bạn quay xe , đội mũ bảo hiểm không kịp chỉ có ở cuốn sách Drama nuôi tôi lớn, loài người dạy tôi khôncủa tác giả Pương Pương.

GÀ HUSKY

“Ngày trước, cái thời mà nhà mình còn nhà tranh vách đất , mẹ có nuôi một đàn gà cỡ ba chục con phía sau nhà, từ gà mái bụng bầu ì ạch đến gà trống oai vệ và thêm cả bọn gà “trẻ trâu” choai choai mới lớn hay gà nhi đồng tập gáy, nói chung đủ các thể loại gà.

Phía sau nhà mình là một dãy nhà dài , có cả nhà vệ sinh ngoài đấy luôn, Chả hiểu ngày xưa kiến trúc sư vĩ đại nào lại thiết kế hệ thống nhà vệ sinh mà hễ người tham gia vệ sinh muốn đi là phải bước qua sân chơi của bọn gà thì mới đi được. Mà khổ nỗi lũ gà mẹ nuôi chỉ quen mỗi mẹ mình thôi, còn mọi thành viên khác trong gia đình muốn đi vệ sinh là cần phải thêm một cây gậy nữa để đuổi gà. Gà là lũ mất dạy. Đến bây giờ mình vẫn không chịu bỏ cái định kiến ấy ra khỏi đầu.

Lúc đó mình bé tí , chỉ đang học mẫu giáo thôi, đi vệ sinh có thói quen cởi quần ra cầm trên tay, rồi cầm thêm cuộc giấy nữa để đi. Mỗi khi thấy mình thò mặt ra là lũ gà nhao nhao nhảy dựng lên, rồi tụm năm tụm ba chắn đường mình. Chao ôi có giống mấy đứa con trai hay đứng đầu làng hú hét không?

Mình cầm gậy đuổi đi rồi ra hiệu:

-Cút đi và để tao yên lũ gà gian ác, tao buồn lắm rồi.

Thế là con gà trống đầu đàn, con này cực kì to, nó không phải gà đâu, nó như gà lai Husky tập gym vậy. Hễ thấy bóng người là nó tung cánh nhảy bổ vào người đó mà không cần biết lí do, cũng không cho ai cơ hội giải thích , đúng là con gà cố chấp mù quáng. Thế là mình giật mình thả cả gậy lẫn quần xuống đất. Hình như chỉ chờ mình buông vũ khí, lơ là cảnh giác là cả lũ ấy nhảy bổ nhào vào mổ liên tiếp vào chân ngay lập tức, có con còn đi vòng ra phía sau mổ phập vào mông, mổ tay, thậm chí thô bạo hơn là ị luôn vào chân mình.

Qúa hoảng loạn, mình gắng sức chạy vào nhà vệ sinh ,sau đấy nhanh tay kéo tấm lưới sắt để ngăn cách với sân thả gà. Vào được bên trong rồi mình vội chốt cửa , thế là an toàn, không quên ăn mừng chiến thắng bằng cách lêu lêu trêu tức kẻ thù.

Review sách “Miệng nói có lòng bảo không”: Sao hay ra dẻ nói một đằng làm một nẻo quá dzay ????

Khi mình ngồi ị trong đấy, lũ gà bên ngoài nhao nhao , ồn ào như mở tiệc, chúng thi nhau giẫm đạp lên chiếc quần mà mình vừa làm rơi. Nhưng mình kệ, tầm này chỉ cần ị thôi, mọi chuyện trên đời này đều bớt quan trọng khi bạn buồn ị. Nhưng rồi sau khi đi vệ sinh xong, mình làm gì còn gậy để đuổi gà nữa.

Mình rón rén bước ra, thò đầu khỏi cửa sắt xem xét tình hình. Đập vào mắt mình là 20 con gà đứng chắn trước cửa, và thêm chục con nữa đang đậu trên bờ tường. Lũ này đã bài binh bố trận chuẩn bị khô máu với mình luôn.

Mình cầm dép chạy lên , kẹp vào nách, lấy hết dũng khí để chạy ra ngoài. Lấy tinh thần là thế, nhưng lúc chạy ra thì mình lại bị con gà trống Husky nhảy lên người. Mình khựng lại sợ sệt, hoảng hốt. Chỉ chờ có thế, con gà choai choai đậu trên tường bay sà xuống ị luôn vào đầu mình.

Ôí giời ơi tóc vàng lá ngọc, kim sa hạt lựu, tóc bồng bềnh sương khói tỏa ngát hương thơm , tóc chưa một lần hư tổn mà nó dám ị lên. Theo phản xạ, mình cầm dép vả bôm bốp vào mồm nó , quả này mà nó trồng răng sứ thì văng cả răng sứ. Con gà xoay xoay, lảo đỏa một lúc, sau đó nó giương cánh lên., cổ gân về phía trước lấy đà. Mình biết giờ này mình chết đến nơi rồi, liền mở cửa ba chân bốn cẳng chạy ra ngoài . Nhưng nó không buông tha, bốn năm con gà bắt đầu đuổi theo mình, rồi hàng chục con khác cứ thế chạy ra dẩy đầm luôn.

Review sách “Đời có mấy tí, sao phải nghĩ: Sơ hở là chọc cười với những châm ngôn vui hết ý

Chạy đến cửa nhà rồi mà con gà trống đầu đàn vẫn cắm cổ đuổi theo. Mình mở cổng hô cháy nhà, phải hô như thế may ra mới có người đến cứu, chứ hô gà đuổi thì chắc hàng xóm đếch quan tâm:

-Ôi mẹ ơi… cứu con với

-Bớ làng nước ơi… cháy nhà,,,, hu hu cháy nhà đến nơi rồi.

Tất cả mọi người nhìn mình, tóc tai rũ rượi, phân gà chảy xuống mặt , lại đang cởi chuồng , chân tay lấm lem toàn phân. Nhìn mình khi ấy như thế vừa trải qua một cuộc chiến sống còn, Và không một ai an ủi mình, hàng xóm cười như thể được mùa rồi mới đuổi gà vào trong giúp mình,

-Mẹ thịt con gà ấy ngay đi, thịt ngay đi

-Không được, tao đang nuôi để dành đến Tết

-Mẹ không thấy nó ị lên đầu con à? Mẹ cứ để như thế con bị yếu tim cho xem.

-Ừ thì yếu đi

-Mẹ cứ để như thế nó ị lên đầu con học ngu đấy.

-Mày học giỏi lúc nào sao mẹ không biết?

….

Cho đến một hôm, đang xem ti vi, bỗng mình nghe thấy tiếng mẹ kêu thất thanh.

-Á á, ối giồi ooiii.

Hahaha

Mẹ đang loay hoay dọn chuồng gà thì cũng bị gà ị vào đầu. Ngay hôm ấy, mẹ xách cổ con gà trống Husky ra chặt “phập ” một cái trước cổng sân chơi của bọn gà . Cảm giác nuốt trọn địch thủ gon khó tả lắm. Nhưng mình vẫn ị trong bô đến khi lên tiểu học.”

Nhiều người cứ kêu có con gà mà sợ , nhưng thực sợ với mấy đứa trẻ con mà gặp con gà quá khổ như con gà Husky trong câu chuyện này thì tôi cũng xin chạy tóe khói. Khi lũ trẻ con thì bé mà lũ gà lại đông như quân Nguyên thì sợ chúng nó cũng đúng thôi. Chưa kể trong câu chuyện chúng lại còn tấn công, ngăn cản không cho cô bé đi ị nữa chứ. Qủa là một trải nghiệm nhớ đời không quên tới già 🙂

BẠN HỌC MẪU GIÁO

Hồi đấy mới học mẫu giáo thôi nhưng mình đã có máu đanh đá rồi. Cô giáo tin tưởng giao cho mình làm “lớp phó văn nghệ” – cái chức mà kêu các bạn hát là các bạn phải nghe theo, lị còn được mặc váy xinh, trang điểm đẹp …

Mình rất thích một bạn tên Tuấn. Tuấn không đẹp trai,không nổi bật nhưng mình vẫn thích vì Tuấn làm lớp trưởng sẽ xứng đôi vừa lứa với mình. Nhưng Tuấn cứ bị ngố ngố, Tuấn chỉ hơi thích mình thôi, nên mình là người theo đuổi Tuấn.

Tuấn nói ” Tuấn thích con gái mặc váy, tết bím tóc nơ hồng”, và kể từ đó ngày nào mình cũng mặc váy dù chỉ có 3 cái váy mặc đi mặc lại cả tuần.

Cứ thế , thời gian trôi qua , mình tưởng rằng đã có được Tuấn, nhưng rồi số phận vẫn luôn nghiệt ngã như thế. Bỗng dưng có 1 bạn khác ở trong Nam chuyển về, tên là Linh. OK Linh xinh, lại còn lạ lẫm, rồi nói giọng Sài thành, nên mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía Linh, trong đó có cả Tuấn.

Hỡi ôi thằng Tuấn dám lấy -lấy – nước -mía -của -mình đem cho con Linh uống, Tuấn nhẫn tâm mang tình yêu của mình cho một người khác. Hôm ấy mình thất tình, mình buồn đến mức trên ti vi chiếu phim gì có anh diễn viên tên Tuấn , nghe thấy tên “Tuấn” là mình đã khóc ngay trong bữa cơm:

-Ơ kìa, làm sao đấy? Có ăn không hay để mẹ đổ cho chó?

Mình không ăn! Mình chạy vào phòng nằm trên giường, hai mắt mình sưng húp lên , mình mặc quần – đi -học. Mình muốn chứng tỏ với Tuấn rằng : tao không thích mày nữa đâu. Mày thích tao mặc váy đúng không? Được rồi, tao sẽ mặc quần. Mày thích nước mía đúng không? Từ mai tao chỉ mang nước lẩu.

Mẹ mình thấy thế thì cười nhếch mép :

– Đi ị đang phải có người dắt mà yêu với chả đương.

Tuấn quay lại về xin nước mía của mình, Say no! Không có mùa xuân ấy đâu. Mình từ chối rất thẳng thừng và quyết liệt. Tuấn bĩu môi ra vẻ không cần. Tuấn đã đụng đến lòng tự tôn cao thượng của mình. Kể từ đó cho tới lớp 5, Tuấn cứ thích ai là mình sẽ lân la chơi với nhỏ đó và chim lợn:

-Ôi thằng Tuấn thích mày kìa, con trai gì đầu tóc bù xù, đã thế còn học dốt, yêu làm gì cho khổ.

Vậy là không ai chịu yêu Tuấn cả. Tuấn với mình như nước với lửa, có hôm Tuấn còn xì lốp xe của mình,còn mình thì lấy cứt bôi vào cặp Tuấn. Mày nghĩ mày đang đụng đến ai? Mày nghĩ tao vẫn crush mày à?

Lên lớp Sáu, Tuấn chuyển sang trường khác. Nhưng định mệnh còn lâu mới tha cho Tuấn. Cấp ba, Tuấn và mình học cùng trường., chỉ khác lớp. Tuấn nằng nặc xin cô giáo cho chuyển lớp học thêm khác nhưng cô giáo mặc kệ Tuấn. Và thế là những ngày đi học thêm lại có những màn khịa nhau nảy lửa cho đến khi thi đại học mới thôi.

Lên đại học, Tuấn mất tăm mất tích. Bẵng đi một thời gian, mình gặp lại Tuấn . Tuấn khác xưa rất nhiều , đẹp trai và học thức hơn hẳn cái thằng ngày xưa xì lốp xe của mình.

-Phương dạo này thế nào? Đã có bạn trai chưa?

-Tôi chưa ông ạ.

-Kém thế, Tuấn có bạn trai rồi này.”

Qủa là một cú twist đi vào “lòng đất ” khiến người khác ngơ ngác, ngỡ ngàng đến bật ngửa, ai mà học được chữ ngờ chàng trai năm xưa mình từng theo đuổi. Từng mua nước mía, mặc váy cho nó ngắm, ghen tuông phát khóc mà giờ đã có bạn trai.

BÀ XUÂN

” Thực ra người ở làng này chả ai nhớ tên thật của bà Xuân nữa, bởi từ khi bà lấy ông Xuân , tự nhiên người ta gọi bà theo tên của chồng.

….

Mình bà Xuân gồng gánh gia đình 6 người con và thêm người con to xác thứ 7 là ông chồng ăn hại nên vất vả lắm. Người ta lúc nào cũng thấy bà luôn chân luôn tay, khi thì ra đồng cày cây, ơt nhà thì trồng rau nuôi lợn, có ai thuê gì bà làm nấy, kiếm được vài đồng thì cũng gọi là tiền…

Những ngày có tiền mua rượu thì không sao, cứ hễ không có là ông Xuân lại lôi bà ra đánh. Ông đánh bà xong thì bắt đầu bắt bà đi vay, đi bán gạo, hay thậm chí bắt cả đứa con ra chợ xin ăn lấy tiền về cho ông say tiếp.

-Bà vào đây tôi có chuyện muốn nói với bà.

-Cái gì? Lại xin tiền à?

-Không, tôi muốn thưa với bà là tôi muốn lấy cái Hoa( bà bán rượu bấy lâu nay ông Xuân hay mua) về làm vợ. Cái Hoa nó bỏ chồng lâu rồi, tôi với nó cũng có ý với nhau. Nhờ bà sang hỏi cưới Hoa hộ tôi.

-Ông chắc chưa?

-Tôi cũng già rồi, tôi muốn sau này có thêm cái Hoa chăm các con phụ bà.

Tức thì, bà Xuân cầm bó rau ở dưới đất lên quật thẳng vào mặt ông.

-Thằng già, mày thích cưới không?

Ông Xuân đang ú ớ chưa hiểu chuyện gì đã bị bà đấm cho lõm mặt. Bà Xuân gầm lên oai hùng, cà uồm rồi đấm thùm thụp vào mặt ông. Cái thân thể hom hem kia của ông bị bà nhấc bổng ném bay lên giường, bà vùng dậy oai vệ, chao ôi từ đấy họa mi ngừng hót.

-Thích cưới đúng không? Chắc chắn đúng không? Sướng không muốn lại giở cái thói này.

Sau mỗi câu nói, bà lại cho ông ăn kèm bánh vả.

Bà Xuân đánh chồng không biết mệt, đánh như chưa bao giờ được đánh, đánh như thể không có ngày mai. Ông Xuân chỉ biết nằm ôm đầu chiu trận, những cú vả trời giáng, những cái giẫm đạp vào người cứ thế dội lên cơ thể già yêu của ông. Ôi thôi tưởng đâu ông Xuân tầm này mua sẵn hòm chứ ặt ẹo hết cả người rồi còn đâu?

Bà đánh ông rơi cả răng, văng cả đít, lúc này bà Xuân xách ngược ông lại ghế ngồi:

-Nào, bây giờ có muốn cưới Hoa nữa không?

-Tôi…không….thôi…bà ơi…cho…tôi xin.”

Đã không phải động chân động tay đi làm , say khướt mà còn giở thói trăng hoa có trăng quên đèn ,rửng mỡ thế này thì ai mà chịu cho nổi, Bà Xuân còn chịu đựng hầu hạ ông đến tận bây giờ chứ người khác chắc … say good bye my love từ lâu rồi. Chịu thương chịu khổ rồi chồng đòi lấy người khác trẻ hơn lại còn lí do to hơn lí trấu thì…. đáng lắm.

QUÀ TẶNG MẸ

” Năm 3 đại học, mình đã có 1 công việc khá tốt. Công việc ấy mang tới cho mình một nguồn thu nhập ổn định , tiền ra tiền vào đều đặn, không những lo được chi phí sinh hoạt mà còn để dư ra được một ít.

….

Đọc xong rồi mở quà mà mẹ mình đứng lặng người, nước mắt mẹ rơi lã chã. Mình chạy vào ôm mẹ xong bảo:

-Ơ hay nhỉ, con gái tặng mẹ phải vui chứ?

-Mẹ chả cần, mày chỉ được cái tốn tiền phí của. Tiền đấy để ăn uống, mua sắm cho mày không hơn à? Tao chả thích đi chơi, chả thích điện thoại.

Nói là thế nhưng ngày hôm ấy mẹ mình cầm chiếc điện thoại ấy đi khoe khắp khu phố, gặp ai cũng tay bắt mặt mừng.

  • Bác Tâm đang hốt cứt chó hả? Có cần tôi cầm ” ai phôn” con gái vừa mua chụp cho một “pô” ảnh không?
  • Ôí chị Thìn cãi nhau phỏng? Có cần tôi quay ” vi đeo” đăng lên “phây búc” hộ không?
  • Úi chị Thành bán rau hả? Mấy nữa tôi đi du lịch lại chả được mua rau của chị.

-Chị Hoa thích thế, được chồng cho đi du lịch hả?

-Đâu, con gái tặng quà sinh nhật ấy mà.

Và cứ thế, mẹ mình cười tít mắt cả nguyên ngày hôm ấy. Bố còn bảo mẹ ngủ rồi mà mồm vẫn ngoác ra cười.

Từ ngày có điện thoại, mẹ con mình gắn kết hơn hẳn, hay gọi video cho nhau lắm. Trước kia mẹ mình tiếc tiền, dùng điện thoại cùi bắp bị hỏng mất camera nên chỉ toàn gọi thường. Mình mua điện thoại cho rồi nên là cái gì mẹ cũng chụp hình khoe. Ra chợ mua được con cá rẻ mà ngon là chụp khoe, gà đẻ cũng khoe, chó nhà bà Tâm đi bậy ra cổng cũng chụp mách với con. Nhiều khi chả có chuyện gì vẫn gọi để nhìn xem con ăn uống thế nào, học hành ra sao rồi thôi.Tự dưng cảm thấy quyết định của mình đúng đắn. Tự cảm giác bản thân đã lớn, thấy mình phải có trách nhiệm hơn, làm gì cũng phải nghĩ tới gia đình, nghĩ đến bố mẹ nhiều hơn.

Mẹ mình còn đổi Zalo thành ” Hoa ai phôn” , sợ! Thi thoảng còn đứng trước gương cầm điện thoại chu mỏ chụp ảnh như bọn “xì tin” mới lớn xong bắt chồng con vào like ảnh , nếu không like thì đừng có mà ăn cơm. Lắm hôm có ảnh đẹp đẹp cò vào Facebook chồng tự share về , ghi caption là “vợ tui đó.”

Đợt ấy nhà vệ sinh tầng bố mẹ mình bị hỏng, thế là nửa đêm muốn đi vệ sinh, mẹ mình phải xuống tầng 1. Mỗi lần như thế, bố mình phải đi theo rồi đứng canh ngoài cửa, có khi ngủ gục trên bàn bếp. Từ lúc có điện thoại, nửa đêm mẹ gọi video cho mình bắt canh cho mẹ đi vệ sinh.

-Đừng có mà tắt ! Hoa ai phôn sắp đi xong rồi.”

Ba mẹ chúng ta ai cũng vậy hay sao ý nhỉ? Có thể cho con những thứ tốt đẹp nhất nhưng lại luôn tỏ ra không thích những thứ mình mua cho vì sợ con tốn kém, hoang phí dù thực ra rất vui vì con cái nghĩ đến mình và báo hiếu cho mình. Bà mẹ ở đây rất đáng yêu khi rất thích chiếc điện thoại, khoe khắp nơi, hãnh diện khi được con gái quan tâm. Người lớn tiếp xúc ngày càng nhiều với công nghệ thì như ngày càng trẻ ra, đáng yêu và rất muốn khoe với con cái những khoảnh khắc đáng yêu trong cuộc sống.

Với những câu chuyện drama không hồi kết, những tràn cười bất tận mà bất cứ ai trong cuộc sống cũng có đôi lần mắc phải những tình huống dở khóc dở cười. Cuộc sống của Pương Phương khiến chúng ta nghĩ cuộc sống cô gái này như ngập trong đống drama, ngập tràn niềm vui cũng bởi cách kể chuyện dí dỏm, có 1 không hai, không gại kể ra những chuyện xí hổ, hơi con nít một tẹo. Cá nhân mình thấy, đây là một cuốn sách rất hài hước, dí dỏm và truyền năng lượng vui vẻ để chúng ta có thể cảm thấy vui vẻ, yêu đời qua mỗi trang sách vui nhộn.

>> Đặt sách tại TIKI: https://shorten.asia/N45AXbA6

Đặt sách tại : https://shorten.asia/9UkR9KTr

-Nga Nguyễn-

Liên hệ đặt bài/ xem portfolio qua gmail: ngathanh2703@gmail.com

Hoặc facebook Nga Nguyễn: https://www.facebook.com/nganga59

Hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/reviewsachvamarketingonline

Xem thêm review sách hay tại: Blog review sách hay – Review sách và Cung cấp các kiến thức về Marketing

Bài viết liên quan

Review sách “Tiếng Anh genZ”: học Tiếng Anh cho người lười cực lạ và vui theo kiểu “Gen Z”

Review sách “Cũng là “TIẾNG EM” mà lạ lắm ” : Thoát mác “người tối cổ” với phiên bản siêu cấp hề hước của “TỪ ĐIỂN TIẾNG EM”!!!

Review sách ” Tâm lý học tội phạm”: Tiết lộ nguyên nhân hình thành tâm lý tội phạm có thể bạn chưa biết

Review sách ” Quản trị Marketing “: Cuốn sách hay về Marketing các Marketer nhất định phải đọc

Review sách “Chỉ về nhà để ngủ” : Dành tặng những người trẻ đang đi tìm lại chính mình, tìm lại bình an trong cuộc sống hối hả ngày nay

Review sách “Bố con cá gai” Hành trình giành lại sự sống và tình thương cao cả của người cha đối với đứa con bé bỏng của mình

Review sách “Khởi Nghiệp Kinh Doanh Online”: Tất tần tật bí kíp giúp bạn bán hàng online hiệu quả trong “ma trận” kinh doanh trực tuyến thời 4.0.

Review sách ” Chuyện nhỏ Sài Gòn bao nhớ” : Sài Gòn ơi sao mà thương đến thế!

Review sách ” Những ngày ấu thơ” ” Là tuổi thơ mà sao cơ cực, nghiệt ngã đến thế

Review sách “Tìm em nơi anh”: Bởi vì ở đó luôn là anh

Review sách “Thương” : Thương hoài ngàn năm

Review sách “Yêu anh đậm sâu, yêu em dài lâu”: Bật mí những bí mật “khó nói” với nửa kia về tâm sinh lý của đàn ông – phụ nữ

Review sách “Đừng chỉ đẹp mà không hiểu chuyện”: Khi một cô gái học được sự khéo léo, bản lĩnh trong cuốn sách này. Còn điều gì có thể ngăn cản cô ấy thành công, hạnh phúc?

Review sách “Ếch ộp -tuyển tập truyện siêu ngắn: Những tâm sự “thầm kín”siêu hài hước mà mấy đứa con trai không bao giờ muốn bạn biết

Review sách “Bạn đắt giá bao nhiêu?” : Mỗi cô gái hãy trở thành phiên-bản-chính-mình-yêu-thích-nhất

Review sách “Đường về nhà”: Hành trình dũng cảm,táo bạo của một cô gái nhỏ đạp hơn 3000 cây số từ Bắc Kinh về Hà Nội

Review sách “Chiến binh cầu vồng”: Giáo dục đã thắp sáng khát vọng, mong ước của những đứa trẻ nghèo đảo Belitong như thế nào?

Review sách “Ngồi khóc trên cây”: Số phận đôi khi sẽ thử thách chúng ta theo những cách rất đặc biệt

Review sách “Hạnh phúc là”: 500 gợi ý để sống trọn từng giây

Review sách “Bàn có năm chỗ ngồi”: Tình bạn trong sáng hồn nhiên những năm tháng tuổi học trò tươi đẹp

Review sách “Cuộc sống rất giống cuộc đời”: Cười từ nhà ra phố với những mẩu chuyện vui hết cỡ

Review sách “Đừng nhạt nữa!” : Cuốn sách hài hước, đánh bay cơn “nhạt” từ Fanpage mặn mòi Ngoa