Có phải những nguyên nhân như đói nghèo, sự yếu kém trong việc nuôi dạy con cái, bạn bè, bạo lực học đường… là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi phạm tội. Hãy vén bức màn tâm lý tội phạm được giải thích trong cuốn sách “Tâm lý học tội phạm “ của tác giả Stantone E. Samenow để giải thích câu hỏi hóc búa này nhé.
Môi trường không gây ra tội phạm
” Tuyên bố sớm nhất thể hiện mối liên hệ nhân quả giữa nghèo đói và tội phạm được cho là của hoàng đế La Mã và nhà triết học Marcus Aurelius , khi cho rằng “Nghèo đói là mẹ đẻ của tội ác.” Gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi cựu Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Ramsey Clark tuyên bố , “Nghèo đói chính là nguồn gốc của tội ác.” Trong lời nhận xét đưa ra ngày 18 tháng 9 năm 1968 trước Uỷ ban Quốc gia về Nguyên nhân và Phòng chống Bạo lực , ông Clark đã mở rộng danh sách các nguyên nhân gây ra tội phạm, với lý do “có mối liên hệ rõ ràng giữa tội phạm, nghèo đói, bệnh tật , nhà ở nghèo nàn, thiếu cơ hội, phân biệt đối xử , bất bình đẳng, [và] sự tuyệt vọng.” Ông khẳng định, “Nước Mỹ cần phải được khuyến khích để hiểu về bản chất và nguyên nhân của tội phạm… và mạnh mẽ giải quyết chúng.”…
… Theo thống kê của Bộ Tư pháp từ năm 2010, hành vi trộm cắp của sinh viên xuất thân từ các hộ gia đình có thu nhập từ 75.000 đô la trở lên gấp 3 lần tỷ lệ trộm cắp của sinh viên ở các hộ gia đình có thu nhập dưới 15.000 đô la. Cái gọi là tội phạm cổ cồn trắng không phải là mới.
… Nếu nghèo đói gây ra tội phạm thì trong cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng bắt đầu từ năm 2008 và kéo dài đến năm 2011 có lẽ đã diễn ra. Trên thực tế, tỷ lệ giết người trên khắp nước Mỹ đã giảm mnahj xuống mức thấp nhất kể từ năm 1964, điều này khiến các nhà tội phạm hoc, kinh tế học và các chính trị gia vô cùng ngạc nhiên và không thể lý giải .; Các vụ trộm cướp cũng giảm mạnh . Nhà bình luận Richard Cohen của tờ Washington Post kết luận , “Các thống kê tội phạm mới nhất cho thấy rõ rằng thời điểm tồi tệ không hẳn sẽ tạo nên con người tồi tệ . Nhưng tính cách xấu sẽ tạo nên những người như vậy.”
Như chúng ta đã thấy, yếu tố môi trường, giàu nghèo, sự thiếu vắng những điều kiện sinh hoạt, những nguồn lực phát triển không phải là tất cả gây ra tội phạm. Mà tội phạm xuất hiện ở mọi tầng lớp, yếu tố môi trường chỉ là một trong số những yếu tố gây ra tội phạm mà không phải là yếu tố trọng yếu hình thành tội phạm. Yếu tố này trong thời gian qua đã bị hiểu nhầm và gán cho là một trong những yếu tố cấu thành tội phạm khá phổ biến. Ai hỏi thì trả lời “Do hoàn cảnh mà”?
Review sách ” Tâm lý tội phạm” P.2: Lật “mặt nạ”tâm lý những tội phạm nguy hiểm nhất
5 cuốn sách tâm lý, thao túng tâm lý hay và hấp dẫn nhất hiện nay
Cha mẹ không hề biến con cái thành tội phạm
…” Nuôi dạy trẻ không phải là con đường 1 chiều . Đứa trẻ chăm sóc cha mẹ và ngược lại. Tất cả những độc giả của cuốn sách này có 2 con trở lên đều biết rằng, ngay từ khi sinh ra, những đứa trẻ đã sở hữu những tính khí khác nhau. Chúng khác nhau về mức độ hoạt động, cách thức tương tác với môi trường, mức độ sợ hãi cũng như các khía cạnh khác. Trong cuốn sách có tựa đề Understanding Your Child’s Temperament , bác sĩ tâm lý William Carey chỉ ra rằng” Không thể thay đổi tính khi cơ bản của con cái “, nhưng họ có thể kiểm soát cách những đứa trẻ phản ứng với nó.
Hãy xem xét tình huống sau đây. Tôi là chuyên gia sức khoẻ tâm thần thứ 10 mà cô Patterson tìm đến để xin tư vấn về cuộc khủng hoảng mới xảy ra giữa cô và cậu con trai tuổi teen, Tom. Mọi chuyện bắt đầu từ 1 yêu cầu vô thưởng vô phạt : Cô Pattern yêu cầu Tom tắt bộ phim mà cậu ta đang theo dõi vì cho rằng nội dung không phù hợp với các em của Tom. Cô không cấm cậu ta xem phim nhưng yêu cầu chỉ được xem khi đã trưởng thành hơn và trong không gian riêng tư. Tom từ chối yêu cầu đó và đáp lại bằng 1 chuỗi những từ ngữ cộc cằn. Trong tình huống căng thẳng này, cậu ta đã dứt đứt chiếc dây điện ra khỏi đầu đĩa DVD , lao về phía mẹ mình , quật ngã cô, rồi túm tóc cô kéo lê trên sàn nhà. Trong khi những đứa trẻ nhỏ hơn khác trong nhà thét lên đầy kinh hoàng, cậu ta xô cô ấy ra khỏi cửa trước khiến cô ấy ngã nhào xuống 3 bậc thang bằng xi măng.
Khi cô Patterson cố gắng trở lại ngôi nhà, cậu ta đẩy cô rồi khoá cửa lại . Sau khi vào nhà bằng cửa khác, cô Patterson ngay lập tức gọi điện cho cảnh sát và đệ đơn tố cáo Tom về tội đe doạ, hành hung và huỷ hoại tài sản.”
Khi kể lại về Tom , cô ấy nói cậu ta sinh ra đã khóc liên tục, không thể dỗ được. Bác sĩ nói cậu ta là 1 “đứa trẻ điển hình” và không có gì bất thường. Cô ấy nói Tom chiếm 55 phút của cô ấy, cả ngày lẫn đêm, thường xuyên xung đột với các đứa trẻ khác ở trường mầm non và tình hình không được cả thiện. Tom làm việc đó một cách trâng tráo, bướng bỉnh và vụng trộm đến mức cô giáo phải tách Tom ra.
Cha mẹ Tom băn khoăn nên nghiêm khắc với cậu hay dễ dãi hơn, cha mẹ cậu thấy thất vọng vì luôn phải quan tâm đến cậu và dành ít thời gian quan tâm những đứa trẻ khác trong nhà hơn.
Gần đến tuổi vị thành niên, Tom hiếm khi xen phép khi ra khỏi nhà. Mẹ thằng bé nói, Tom vào phòng của cha mẹ bất cứ lúc nào, lấy trộm tiền trong ví và ném đi những thứ không phải của nó. Tom thường xuyên khiến em trai và em gái khóc vì phá hỏng đồ chơi của chúng. Cậu ta lúc nào cũng phá hỏng hoạt động chung của gia đình và không thích tham gia bất cứ hoạt động chung nào. Có 1 lần , cậu ta đã đánh cả cha mình khi ông Patternson đang lái xe đến nhà thờ.
Năm 17 tuổi, Tom thuyết phục cha mẹ cho thi bằng lái xe trong hơn 1 năm nhưng không được gai đình đồng ý. Cậu ta thất vọng và đã lấy trộm chìa khoá của cha mẹ và lẻn lấy xe đi nhiều nơi. Sau khi bị bắt vì hành hung mẹ mình, cậu ta được gửi tới nhà ông bà ngoại nhưng chỉ cải thiện tình hình cho có còn cậu ta vẫn ngầm chống đối mọi người.
Ông bà Patternson đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia sức khoẻ tâm thần, có thời điểm cậu ta phải dùng lithium, loại thuốc được kê để điều trị chứng rối loạn tâm trạng. Gia đình cậu ta đã đầu tư rất nhiều tiền bạc và thời gian để thực hiện các đánh giá tâm thần và tâm lý của Tom. Cậu ta phá ngang mọi nỗ lực điều trị và tư vấn. Cậu ta đóng sầm cửa và từ chối mọi hình thức trị liệu. Ngoài các buổi tư vấn về sức khoẻ tâm thần, mẹ của Tôm tham dự rất nhiều bài giảng và khoá học liên quan đến chủ đề đối phó với thanh niên khó dạy bảo.
Sau khi được phỏng vấn, cậu ta nói mẹ mình có “vấn đề nghiêm trọng về thái độ”, và khẳng định ” Tôi không có bất kỳ quyền gì cả”, cậu ta nói quyền lợi của mình bị đe doạ khi nói đến đoạn tại sao lại túm lấy bà mẹ và lôi ra khỏi nhà, cậu ta nói không có động lực đi học. Khi gặp gỡ với các chuyên gia, cậu ta khẳng định tôi không phải vấn đề và họ không thay đổi được tôi. Khi hỏi có muốn thay đổi gì không, cậu ta nói mọi người không hiểu mình, và cậu ta có cách nghĩ khác với hầu hết mọi người. Đồng thời khẳng định mẹ cậu ta mới là vấn đề. Đối với ai cậu ta cũng đổ lỗi, cảnh sát bắt thì nói cảnh sát không thích mình, với giáo viên thì nói giáo viên biết ít hơn cậu ta nên giáo viên mới không thích cậu ta, cậu ta nói không có nhiều bạn bè cũng không phải do bản thân cậu ta…
….
“Những đứa trẻ này thường dễ dàng nói dối không vì mục đích gì . Các chuyên gia sức khoẻ tâm thần coi hành vi nói dối thường xuyên như “vô nghĩa” này mang tính cưỡng bức và là một bệnh lý. Tuy nhiên, khi hiểu được tư duy của kẻ nói dối, bạn sẽ hiểu điều này hoàn toàn không phải như vậy . Lời nói dối “không chủ đích” lại hoàn toàn có chủ đích. Một số lời nói dối của những đứa trẻ vi phạm pháp luật xuất phát từ cảm giác vô cùng phấn khích . Suy nghĩ có thể đánh lừa con mắt của những người khác mang đến cho anh ta một cảm giác đặc biệt và mạnh mẽ . Một phụ nữ chia sẻ lý do nói dối từ khi còn học cấp 2 như sau” Tôi nói dối để làm cuộc sống thú vị hơn.”
…Những phụ huynh thường xuyên bị nói dối đôi khi cũng có lỗi khi không biết hoặc không quan tâm đến những gì con cái đang làm. Các tài liệu chuyên mon xác định sự thiếu “sự giám sát của cha mẹ ” là nguyên nhân góp phần vào hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên.”
Những người cha mẹ như ông bà Pattern thật tội nghiệp trong nỗ lự chăm sóc, sửa chữa lại những sai lầm của mình trong quá trình nuôi dạy con, họ đã làm đủ mọi cách từ tâm lý học, khám bác sĩ, báo cảnh sát… trong sự khước từ, cự tuyệt chữa trị của đứa con trai không thể dạy bảo nổi.
Tuy nhiên, không thể quy hết trách nhiệm cho người cha, người mẹ được. Thí dụ những đứa trẻ ai cũng không nhận được tình yêu thương của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đều thành tội phạm, đều gây án thì xã hội này sẽ thành ra như thế nào? Cha mẹ, gia đình là mô hình xã hội thu nhỏ đầu tiên đứa trẻ được tiếp xúc, mà mô hình nào cũng có 2 chiều , cha mẹ tác động đến con cái và con cái tác động đến cha mẹ, những đứa trẻ phạm tội không hẳn là do chịu sự giáo dục có tốt mà thành trẻ tốt, xấu mà thành trẻ xấu.
Yếu tố cha mẹ chỉ là 1 phần ảnh hưởng đến sự phát triển của con cái, có câu “cha mẹ sinh con trời sinh tính, cha mẹ tốt chưa chắc con tốt và ngược lại. giáo dục là việc của cha mẹ và tiếp nhận nó hay không hoàn toàn phụ thuộc vào những đứa con. Sự đáp trả này là có mục đích, hoàn toàn chủ động và thực hiện được khi tinh thần hoàn toàn ổn định nên không thể quy trách nhiệm cho cha mẹ 1 chiều được. Và còn mối quan hệ của cha mẹ kế có ảnh hưởng tới đứa con không? Hay theo dõi trong cuốn sách này nhé
LINK ĐẶT SÁCH
Tiki: https://shorten.asia/nKVgx66S (TẬP 1)
https://shorten.asia/DZUB9Kjs (TẬP 2)
https://shorten.asia/FBEC1BQN (Combo)
Tình dục vì mục tiêu chinh phục và xây dựng bản thân
” Những kẻ phạm tội thường được đánh giá là có ham muốn tình dục mạnh mẽ một cách bất thường . Tuy nhiên, cảm giác phấn khích khi thực hiện một cuộc chinh phục , không phải là sự thôi thúc về mặt sinh học , mới là động lực chính cho hoạt động tình dục này . Mong muốn sở hữu sức mạnh ngự trị đối với người khác xuất hiện từ rất sớm. Khi còn nhỏ, tên tội phạm phát hiện ra rằng tình dục là 1 cách để dật được sức mạnh đó. Một tù nhân 25 tuổi trong nhà tù quân sự cho biết ” Trước khi tôi biết về tình dục, ở độ tuổi từ 4-10, tôi đã bị mê hoặc khi thấy các cô gái khóc. Không phải tôi thích nhìn họ bị tổn thương . Điều đó cũng giống với việc nhìn thấy họ khoả thân và nó khiến tôi bị kích thích theo cái kiểu tôi không bao giờ thực sự hiểu được.” Anh ta tiếp tục nhận xét ” Tình dục luôn là mục tiêu chính trong mọi mối quan hệ , nếu không muốn nói là mục tiêu duy nhất.” Thông thường , tội phạm thậm chí không quan niệm bạn tình của mình là 1 con người, và vì vậy anh ta chỉ thấy mình đang quan hệ tình dục với 1 cặp v*, mông và ** đạo. Anh ta khua dương *** của mình như 1 vũ khí mà trước đó những người khác sẽ không thể nào khuất phục. Một kẻ h*** *** nói vẻ đầy tự hào, ” Tôi sở hữu 1 thằng nhỏ trời phú . Tôi đ** nó vào những phụ nữ như một kẻ sát nhân đâm dao”. Bất kỳ ai cũng có thể là mục tiêu – một kẻ lang thang trong quán bar, vợ của 1 người bạn, một trong những đứa con riêng của vợ anh ta, huấn luyện viên…
Những tên tội phạm gần như không cảm thấy thoả mãn trong các mối quan hệ tình dục tự nguyện từ 2 phía. Tình dục chủ yếu là sự khẳng định sức mạnh của chính chúng; chúng thường ít khi nghĩ đến cảm xúc của đối phương. Bất kể đối tác là ai, quá trình chiếm lấy người đó thú vị hơn nhiều so với hành vi tình dục. Tội phạm tin rằng người khác sẽ không thể cưỡng lại trước hắn. Nếu một phụ nữ không thấy như vậy tức là đã thách thức tên tội phạm. Anh ta theo đuổi quá trình chinh phục bằng những lời tâng bốc và lừa bịp hoặc cũng có thể sử dụng vũ lực. Một số nam giới cũng thực hiện cả các hành vi tình dục với người đồng giới. ….
Động lực chính trong hành vi đó là cái giá mà anh ta nhận được từ việc dụ dỗ , lừa dối hoặc đe doạ người khác làm chính xác những gì anh ta muốn. Ngay khi chinh phục thành công một ai đó, anh ta sẽ chuyển sang mục tiêu tiếp theo.”
Những kẻ tội phạm thường không coi những người con gái , bạn gái là người con gái bọn họ yêu mà như một cỗ máy thoả mãn dục vọng, những ham muốn tức thời và nếu họ càng chống cực, càng phản kháng càng khiến chúng thích thú và muốn hãm hại họ để thoả mãn cái tôi, nam tính, sự chinh phục và kiểm soát được người khác. Họ muốn chiến thắng, muốn có cảm giác nhự trị với đối phương, chỉ đơn thuần coi phía nữ là công cụ tình dục. Và còn cơ chế, suy nghĩ của những tên tội phạm trong các hoạt động như thị dâm, phô dâm, hiếp dâm, bóc lột tình dục… chúng là gì, những tên tội phạm nghĩ gì và những nghiên cứu tâm lý học về những vấn đề này. Mời các bạn theo dõi trong cuốn sách.
Và còn các nguyên nhân như áp lực bạn bè, trường học, công việc , lối suy nghĩ và tính cách tội phạm – bọn họ thực sợ nghĩ gì sẽ được trình bày qua các ví dụ minh hoạ, các cách diễn giải, các nghiên cứu về tâm lý học mổ sẻ để xác định các nguyên nhân đó có là các nguyên nhân trực tiếp tác động đến hoạt động hình thành tội phạm hay không?
Cuốn sách là tập hợp những nghiên cứu tìm tòi của tiến sĩ Stanton E. Samenow – một nhà tâm lý học với hơn 40 năm với tư cách là một nhà nghiên cứu, bác sĩ lâm sàng, nhà nhân chứng và chuyên môn về tội phạm học nghiên cứu.
Tiến sĩ muốn xác minh có thật những yếu tố như gia đình, bạn bè, trường học…. có thực là những yếu tố chính tác động đến sự hình thành tội phạm hay không. Có phải tất cả tội phạm đều là nạn nhân của các yếu tố đó hay không, và tội phạm có thực hiện các hành vi tội phạm một cách vô ý và vô ý thức hay không? Hãy trả lời những câu hỏi lớn này trong cuốn sách ” Tâm lý học tội phạm” dành cho các bạn yêu thích truyện trinh thám, muốn đào sâu và đam mê với tâm lý học , ngành tội phạm học.
LINK ĐẶT SÁCH
Tiki: https://shorten.asia/nKVgx66S (TẬP 1)
https://shorten.asia/DZUB9Kjs (TẬP 2)
https://shorten.asia/FBEC1BQN (Combo)
Shopee: https://shorten.asia/MzYFRtfF (TẬP 1)
https://shorten.asia/EVr9qyhn (Combo)
Fahasa: https://shorten.asia/zddErrX2(Combo)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Review sách ” Thương nhớ Trà Long ”
Review sách ” Sài Gòn chọn nhớ những điều thương”: Cách chúng ta cùng nhau vượt qua đại dịch
Review sách “Uả? GenZ” : Cuốn sách chống “tối cổ” cực hài hước về gen Z
Review sách ” Chuyện nhỏ Sài Gòn bao nhớ” : Sài Gòn ơi sao mà thương đến thế!
Review sách ” Những ngày ấu thơ” ” Là tuổi thơ mà sao cơ cực, nghiệt ngã đến thế
Review sách “Tìm em nơi anh”: Bởi vì ở đó luôn là anh
Review sách “Ngồi khóc trên cây”: Số phận đôi khi sẽ thử thách chúng ta theo những cách rất đặc biệt
Blog review sách hay – Review sách và Cung cấp các kiến thức về Marketing