Những người ái kỉ, chống đối xã hội, thái nhân cách… có thể sở hữu lớp vỏ bọc rất hoàn hảo tồn tại xung quanh ta từ xã hội đến trong gia đình. Làm thế nào để nhận diện, cắt đứt những thương tổn họ gây ra với chúng ta. Hãy cùng khám phá cuốn sách “ Thao túng tâm lý” của tác giả, nhà giám sát công tác xã hội , y tế Shannon Thomas ngay nhé.
Một số chiến thuật kẻ thao túng tâm lý sẽ thực hiện để kiểm soát bạn:
“
- Gaslighting (thắp sáng đèn ga): là khi người lạm dụng cố gắng thay đổi bản chất của cuộc hội thoại hoặc sự việc để nạn nhân nghi ngờ trí nhớ của mình
- Flying Monkey (nghĩa đen: con khỉ bay): là từ để mô tả người bị lạm dụng bị vây quanh bởi những kẻ lạm dụng , chúng thực hiện hành vi “bẩn thỉu” của mình 1 cách cố ý hoặc vô tình.
- Smear Campain (Chiến dịch bôi nhọ) là khi người lạm dụng sử dụng lời nói dối , câu chuyện phiếm , và phương pháp tam giác (một hình thức thao túng, kẻ lạm dụng đe dạo cô lập hoặc thao túng người khác ) để những người khác , hoặc nhóm khác quay sang chống lại các nạn nhân.
- Love Bombing (Dội bom tình yêu) : là khi người độc hại sử dụng sự chú ý tích cực có tính toán để thao túng tình cảm và kỳ vọng với mối quan hệ. Điều này thường xảy ra lúc mới bắt đầu mối quan hệ.
- Hoovering: (máy hút bụi): là khi người độc hại cố gắng làm cho nạn nhân phải quay trở lại mối quan hệ với mình bằng cách ép nạn nhân liên hệ với mình. Chiến thuật máy hút bụi có thể là sự chú ý tích cực hoặc tiêu cực từ người độc hại, như kéo nạn nhân rơi vào cuộc cãi vã chẳng hạn. “
Những thủ thuật này đã được trình bày rõ ràng và phân tích kỹ lưỡng, lấy ví dụ cụ thể trong sách, bạn đọc có thể tham khảo nếu muốn đào sâu thêm về các thủ thuật này. Nhiều khi, đối tượng có thể áp dụng kết hợp 2 hoặc thậm chí nhiều thủ thuật cùng 1 lúc và có những thủ thuật rất dễ nhầm lẫn với nhau chỉ khác nhau 1 chi tiết nhỏ, bạn đọc nên tìm hiểu cẩn thận để có cái nhìn tổng quát cũng như chính xác về từng thủ thuật trên.
Cái gì là 1 kẻ lạm dụng tâm lý
Người ái kỉ, chống đối xã hội, thái nhân cách ở xung quanh chúng ta. Là 1 nhà điều trị tâm lý, tôi có thể chuẩn đoán 1 người trưởng thành là 1 người Rối loạn nhân cách ái kỷ hay 1 người Rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Chúng ta thường không biết được một người có bị rối loạn nhân cách hay không cho đến khi người đó đến tuổi trưởng thành.”
Một ví dụ nhỏ để thấy sự khác nhau giữa 3 nhóm người này.
“Một người ái kỷ khi đâm phải bạn sẽ chửi mắng bạn vì đi vào đường của họ. Họ sẽ không ngừng phàn nàn về việc bạn đã phá hỏng chiếc xe của họ như thế nào.
Một người chống đối xã hội khi đâm phải bạn sẽ chửi mắng bạn vì đã đi vào đường của họ , và nở nụ cười tự mãn vì họ đang bí mật tận hưởng niềm vui nhờ mớ hỗn độn họ đã gây ra.
Một người thái nhân cách còn đi xa hơn thế, họ tính toán từng bước để chắc chắn rằng họ sẽ đâm phải bạn , rồi vừa cười vui vẻ vừa làm điều đó , và quay trở lại để chắc chắn tổn hại khủng khiếp nhất đã xảy ra.”
Theo ý kiến cá nhân cũng như tham khảo một số cuốn sách thêm viết về cả 3 kiểu người này, tôi thấy kiểu người thứ 3 là nguy hiểm nhất và tốn nhiều thời gian nhất để thoát khỏi họ cần một quá trình dài bởi họ quá thông minh, giỏi che dấu hành vi và có thể sử dụng 1 trong các thủ thuật trên để tác động đến tâm lý của bạn và tổn thương bạn nặng nề nhất.
Những kẻ lạm dụng tâm lý thực hiện hành vi gây hại ở đâu?
“Lạm dụng có thể gây ra giữa cá nhân với cá nhân (như cha mẹ – con cái, mối quan hệ yêu đương, đồng nghiệp, bạn bè) hoặc xảy ra trong 1 nhóm người (như giữa các thành viên trong gia đình , tại nơi làm việc , trong 1 nhóm người hoặc trong các tổ chức tôn giáo)
Khi nào những kẻ lạm dụng tâm lý muốn làm tổn thương người khác
“Những kẻ lạm dụng thích nhắm tới những người có những điều mà họ không có hoặc không thể có. Người ái kỷ, người chống đối xã hội và người thái nhân cách khét tiếng bởi việc chọn những mục tiêu nhằm nâng cao cái tôi của họ. Đó có thể là vẻ bề ngoài, tuổi tác , sự thông minh, danh tiếng, tín ngưỡng , tôn giáo , sự thành công trong sự nghiệp, gia đình, bạn bè hoặc điều gì đó khác.
Một khi mục tiêu bị mắc bẫy, người độc hại sau đó sẽ bắt đầu huỷ hoại những phẩm chất của người sống sót đã thu hút mình. Đó là nguồn động lực và nguồn vui của 1 kẻ lam dụng để huỷ hoại 1 người ban đầu vốn vui vẻ và khoẻ mạnh. Điểm này thường bị người sống sót bỏ qua bởi khi bị lạm dụng , họ thấy bản thân bị tổn thương . Khi kẻ lạm dụng nói những điều đáng ghét, người sống sót lại cho rằng họ trở thành mục tiêu của sự lạm dụng vì họ “yếu đuối”/ Điều đó hoàn toàn ngược lại với sự thật…”
Chứ không hẳn những kẻ lạm dụng lại đi chọn 1 con mồi yếu ớt, dễ bắt nạt để lạm dụng như mọi người vẫn hay nghĩ tới. Họ như một con đỉa bám vào những người cho họ nguồn sống, họ bắt đầu quá trình huỷ hoại những điều tốt đẹp của vật chủ mà họ căm ghét từ trước đó và rời đi khi kẻ bị hại thân bại danh liệt, tổn thương nặng nề rồi lu loa rằng họ yếu đuối, rằng họ nghĩ quá nhiều, rằng họ nhạy cảm và mình phủi tay biến mất.
Tại sao những kẻ lạm dụng tâm lý gây tổn hại đến người khác?
“… chứng rối loạn nhân cách không giống chứng rối loạn sức khoẻ tâm thần, như rối loạn lưỡng cực hay rối loạn trầm cảm.
…
Con người không ai sinh ra đã bị chứng rối loạn nhân cách , nhưng có thể mắc chứng rối loạn lưỡng cực hoặc bệnh tự kỷ. Các dấu hiệu chẩn đoán của 2 chứng bệnh trên đều có trong bảng phân loại bệnh tâm thần DSM5.Chứng rối loạn nhân cách được hình thành trong thời kì thơ ấu và thanh thiếu niên do thiếu thốn tình yêu thương lành mạnh với những người chăm sóc chính của họ….”
Các bạn đọc kỹ phần này để không nhầm lẫn sang với các căn bệnh tâm lý khác như trầm cảm và rối loạn lưỡng cực,phần này mô tả rất rõ nguyên nhân hình thành chứng rối loạn nhân cách và một lần nữa khẳng định những kẻ lạm dụng tâm lý không phải bẩm sinh đã như vậy.
5 cuốn sách tâm lý, thao túng tâm lý hay và hấp dẫn nhất hiện nay
SÁU GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH PHỤC HỒI
Đây là một cuốn sách cá nhân tôi thấy khá rõ ràng về cách trị liệu sau khi phải chịu tổn thương nặng nề từ những kẻ lạm dụng cực kì chi tiết, khoa học và nắm khá chắc diễn biến tâm lí của những kẻ lạm dụng sau khi đã được vạch trần và khi chúng cố gắng thu vòi bạch tuộc của mình lại, giả vờ trở thành một con người bình thường nhằm một lần nữa che mắt người bị chúng làm tổn thương để dày vò họ thêm lần nữa, cực kì chi tiết và khiến những người bị tổn thương có thể ngắt kết nối hoàn toàn và trở lại cuộc sống bình thường, tránh xa kẻ lạm dụng đó. Cùng tìm hiểu nhé.
Giai đoạn 1 : Tuyệt vọng
Khi được tư vấn về phục hồi sau lạm dụng, nhiều người không biết họ bị lạm dụng, Sau khi được tư vấn, người bị lạm dụng thường rơi vào cảm xúc hỗn loạn, lo lắng, thất vọng hoặc muốn tự sát. Vấn đề cần xử lí đầu tiên là đảm bảo an toàn cho người bị lạm dụng (trong bài ghi là người sống sót và sẽ sử dụng thuật ngữ này) / Giai đoạn đầu có thể là giai đoạn kinh hoàng trong cuộc đời họ.
Giai đoạn 2: Nhận diện
Giải thích thuật ngữ, mô tả cách thức mà kẻ lạm dụng sử dụng với người sống sót để tìm ra phương án giải quyết.
Giai đoạn 3: Thức tỉnh
Đây là giai đoạn trong quá trình hồi phục có nhiều thời gian vui vẻ, cười đùa. Người sống sót mô tả cảm giác bị trải qua, học thêm thuật ngữ mới , bắt đầu cảm nhận quyền làm chủ trong hành trình hồi phục của mình. Có cả những điều tốt và xấu sẽ xảy đến trong quá trình này nhưng đó là điều bình thường trong quá trình hồi phục/
Giai đoạn 4: Những ranh giới
Người sống sót chọn những biện pháp liên lạc trung lập hoặc không liên lạc với kẻ lạm dụng. Giới hạn được thiết lập cho kẻ lạm dụng có thể đồng nghĩa với cắt đứt mối quan hệ.
Giai đoạn 5: Phục hồi
Lấy lại những điều cần thiết, những thứ đã mất, sự ổn định về tài chính, sức khoẻ thể chất và tinh thần, bất cứ thứ gì người sống sót đã bị tước đoạt trong quá trình bị lạm dụng.
Giai đoạn 6; Duy trì
Người sống sót có những mối quan hệ tốt đẹp ở phía trước, nhận diện người độc hại 1 cách nhânh hơn. Hồi phục trọn vẹn và bảo vệ bản thân tránh bị những trường hợp lạm dụng tương tự trong tương lai.
Đây là phần chính của cuốn sách được trình bày cực kì chi tiết về nội dung, ý nghĩa , phân tích chi tiết sẽ làm như thế nào để dần thoát khỏi vòi bạch tuộc của những kẻ lạm dụng không từ thủ đoạn.
Và một bản ghi chép hằng ngày mô tả việc bạn sẽ viết ra tất cả cảm nhận của mình, những vấn đề mà bạn cần thẳng thắn ghi ra để theo dõi cũng như để người điều trị có cách điều trị phù hợp cho 6 giai đoạn chữa lành cực kì chi tiết, mô tả chi tiết sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả hơn và đi qua các giai đoạn và đạt kết quả tốt nhất.
Khi bạn đã đọc kĩ cuốn sách này rồi nếu là tìm hiểu về thao túng tâm lý để có cái nhìn trọn vẹn hơn về những kẻ độc hại, kẻ thao túng tâm lí người khác thì bạn sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn, không nhầm lẫn giữa rối loạn nhân cách với các bệnh tâm lí tương tự. Nếu bạn đọc thấy mình đâu đó xuất hiện trong các câu chuyện này, người xung quanh kể cả người thân đang áp dụng những hiệu ứng, cách thức độc hại làm cuộc sống của mình dần kiệt quệ, hết sinh lực thì hãy đi gặp những chuyên gia tâm lí để có cách giải quyết kịp thời để thoát khỏi những mối quan hệ độc hại ấy và sống vui, sống lành mạnh , có những mối quan hệ lành mạnh hơn bởi vì chúng ta xứng đáng được hạnh phúc và không ai có quyền tước đi cuộc sống hạnh phúc, sống trong tình yêu thương, không ai có quyền điều khiển chúng ta như những con rối trong trò chơi độc hại của họ.
LINK ĐẶT SÁCH:
-Tiki: https://shorten.asia/pvxhmu3z
-Shopee: https://shorten.asia/5m8gpCG5
-Fahasa: https://shorten.asia/dwvuCU6U
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Review sách “Sói Đội Lốt Cừu “: Lột mặt nạ kẻ hiếu chiến ngầm và các thủ thuật thao túng tâm lý của họ
Review sách ” Sài Gòn chọn nhớ những điều thương”: Cách chúng ta cùng nhau vượt qua đại dịch
Review sách “Uả? GenZ” : Cuốn sách chống “tối cổ” cực hài hước về gen Z
Review sách ” Chuyện nhỏ Sài Gòn bao nhớ” : Sài Gòn ơi sao mà thương đến thế!
Review sách ” Những ngày ấu thơ” ” Là tuổi thơ mà sao cơ cực, nghiệt ngã đến thế
Review sách “Tìm em nơi anh”: Bởi vì ở đó luôn là anh
Review sách “Ngồi khóc trên cây”: Số phận đôi khi sẽ thử thách chúng ta theo những cách rất đặc biệt
Blog review sách hay – Review sách và Cung cấp các kiến thức về Marketing