Phải nói rằng, cơ thể con người dễ tiết lộ bí mật nội tâm hơn so với lời nói, nét mặt. Để khám phá bí mật về tâm lý hành vi của con người và thành công trong giao tiếp, “bắt mạch” đối phương – hãy cùng tác giả Trần Lộ tiết lộ bí mật về tâm lý con người qua cuốn sách ” Tâm lý học – Nghệ thuật giải mã hành vi”.
Người có ánh mắt kiên định cũng có khả năng đang nói dối
” Khi nói dối, ánh mắt cũng có thể kiên định.
Có người từng làm một thí nghiệm như thế này: Họ tìm 1 đám người, chia đám người này thành hai tổ, ngồi đối diện với nhau. Sau đó, để một tổ nói dối với tổ kia , đồng thời ghi lại mọi biểu cảm của người nói dối. Kết quả cuối cùng khiến người ta vô cùng kinh ngạc,
Trong thí nghiệm, chỉ có khoảng 30% kẻ nói dối chuyển tầm mắt, ngoài ra 70% lại kiên định nhìn vào đối phương . Chính vì họ biết nhìn qua nhìn lại có thể khiến đối phương phát hiện bí mật nói dối, vì vậy để tránh bị nhận ra, họ cố ý kiểm soát ánh mắt của mình, vì vậy để tránh bị nhận ra , họ cố ý kiểm soát ánh mắt của mình, kiên định nhìn vào mắt đối phương.
Trên thực tế, chúng ta thường hoặc dời tầm mắt sang phía khác trong quá trình nói dối hoặc sau khi nói dối ; nhưng trước khi nói dối , ánh mắt thông thường sẽ thể hiện vô cùng kiên định, một mặt là mang lại cho bản thân sự tự tin, mặt khác là không để người khác nghi ngờ. Vì vậy , ánh mắt kiên định không hẳn có nghĩa là chân thành , đôi khi cũng có nghĩa là nói dối.
Phân biệt lời nói dối và lời nói thật.
Làm thế nào phân biệt người có ánh mắt kiên định đang nói dối hay không?
Điều này cần nhìn vào đồng tử của họ. Nghiên cứu của nhà tâm lý học phát hiện , hoạt động tâm lý của con người có quan hệ cực kì mật thiết với sự thay đổi của đồng tử.
giáo viên Trương là một chủ nhiệm lớp sắp tốt nghiệp có kinh nghiệm vô cùng phong phú, trong lớp có mấy học sinh nghịch ngợm, nhưng chúng không dám nói dối giáo viên Trương, bởi vì mỗi lần đều bị nhìn thấu.
Pháp bảo của giáo viên Trương chính là nhìn vào đồng tử của chúng. Một lần, Vương Tiểu Mông đá bóng vào mắt của 1 bạn học khác, nhưng nói dối không phải mình đá. Tuy lú nói câu này, cậu ta hiên ngang lẫm liệt nhìn chăm chăm vào mắt giáo viên Trương, song đồng tử của cậu ta bất giác dãn ra . giáo viên Trương đương nhiên không tin lời cậu ta , sau khi tìm hỏi mấy học sinh, quả nhiên không oan uổng cho cậu ta.
Một người khi nói dối sẽ sinh ra cảm xúc căng thẳng . Dưới sự kích thích của cảm xúc căng thẳng, đồng tử của họ sẽ giãn ra , vì thế chúng ta có thể kết luận họ đang nói dối. Đương nhiên, không phải tất cả mọi đồng tử giãn ra đều có ý nghĩa là nói dối , trong tình huống sợ hãi , phẫn nộ, yêu thích vv…. cũng sẽ như vậy, cần tình huống cụ thể mới có thể phân tích cụ thể…”
Vậy nên, ánh mắt kiên định chưa chắc là đã không nói dối mà cần thêm những dữ kiện nữa để chứng minh xem đối phương có nói dối hay không. Có những người rất giỏi điều khiển ánh mắt lúc nào cũng lạnh lùng không có phản ứng khác lạ khi nói dối để qua mặt người khác. Họ biết khi ánh mắt dáo dác, láo liên khi mình nói dối sẽ tố cáo tất cả nên lúc nào ánh mắt cũng kiên định , an tĩnh để che giấu việc làm của mình. Vì vậy, các bạn nên xét thêm điều kiện này nữa để xác định xem đối phương có đang nói dối mình hay không, để tránh bị lừa đảo, qua mặt từ đối phương nhé.
5 cuốn sách tâm lý, thao túng tâm lý hay và hấp dẫn nhất hiện nay
Phân biệt thật giả qua ngôn ngữ : Thuật đọc suy nghĩ nhận biết lời nói dối thông qua ngôn ngữ
” … Kẻ nói dối khi nói chuyện , trong tiềm thức thường xuất hiện 3 loại tình huống:
Ví von
Ví von là 1 loại ngôn ngữ sống động, về mặt khách quan nó có thể nâng cao rất nhiều tính cụ thể và sinh động khi con người miêu tả sự vật. Khi một người miêu tả việc anh ta thực sự nhìn thấy , so sự hạn chế của ngôn ngữ miêu tả sẽ sử dụng ví von khiến đối phương thêm hiểu hơn. Còn lời nói dối lại không thể, khi một người đang nói dối , đã nghĩ xong hết thảy những lời nói dối , họ chỉ cần khách quan miêu tả mà không cần nhờ vào ví von.
Con người sẽ cố gắng hết sức không đề cập đến bản thân khi nói dối.
Đối với phần lớn mọi người, nói dối là việc có thể khiến bản thân nảy sinh cảm giác lo lắng về mặt đạo đức. Cảm giác lo lắng về mặt đạo đức này có thể khiến bản thân cố gắng hết sức không xuất hiện trong lời nói dối, cho dù thi thoảng xuất hiện cũng thoáng qua mà thôi. Một người bình thường hay tự cho mình là trung tâm , sẽ cố gắng không đề cập hoặc nhắc đến mình trong lời nói dối được biên soạn.”
Cố gắng không xuất hiện tên thật trong lời nói dối.
Khi con người nói dối, nếu đề cập đến người khác , thường sẽ dùng đại từ hoặc cách gọi ” anh ấy”, “người đó” viện trưởng nào đó”, hiếm khi xuất hiện tên đầy đủ của 1 người trong lời nói dối.
Tình huống thứ 3 đều do nguyên nhân tâm lý tạo thành khi nói dối. Khi một đoạn lời nói chỉ xuất hiện một loại tình hình trong đó, vậy có khả năng tính cách người này khiến nó trở nên như vậy; khi xuất hiện 2 loại tình hình này , phải nâng cao cảnh giác ; nếu 1 đoạn lời nói thoả mãn toàn bộ 3 điểm , chúng ta đã có thể nhận định những lời nói này là nói dối.
Khi chúng ta xác định rõ 1 người chuẩn bị nói dối, làm thế nào quyết định phần nào là nói dối.
Có thể phán đoán thông qua ngữ điệu
Ngữ điệu nói dối sẽ nặng nề hơn , độ nặng thường không phù hợp với ngữ điệu nói thật . Ví dụ , một người vợ hỏi chồng tối qua làm gì.
Người chồng trả lời, ” Chỉ ăn bữa cơm với ai đó.”
Trong câu nói này, thường từ nào là trọng âm thì phần đó có khả năng là lời nói dối. Nếu trọng âm ở “chỉ” vậy, chứng tỏ người chồng tuyệt đối không chỉ ăn bữa cơm với ai đó; nếu trọng âm ở “ai đó” , như vậy chứng tỏ người chồng không đi cùng ai đó.
Có thể thông qua sắp xếp ngôn ngữ.
Do dự và lặp lại khi nói chuyện, không thể sắp xếp lời mình nên nói 1 cách có hiệu quả – đây chính là 1 đặc điểm lớn nhất của lời nói dối. Khi 1 người miêu tả một sự việc , mà trong đoạn của lời nói nào đó đã xuất hiện rất nhiều sự lặp lại “hư từ” vô nghĩa, ví dụ là “như thế này”, “sau đó, trên thực tế” – khi loại từ ngữ này xuất hiện rất nhiều lần một cách không cần thiết chúng ta có thể xác định trùng lặp chính là lời nói dối…”
Và còn 1 cách xác định liệu người đó có nói dối hay không vô cùng chính xác, mời bạn đón đọc qua cuốn này.
Có nhiều người rất giỏi nói dối, che giấu cực kì khéo léo trong lời nói. Tuy nhiên nếu chịu khó phân tích không phải là chúng ta không phát hiện ra người đó nói dối ví dụ như nói nhanh để người nghe không kịp phân tích thông tin, không có tính chính danh của người được nhắc tới trong câu chuyện, nói chuyện lặp đi lặp lại. Nói tóm lại nếu để ý kỹ một chút, chúng ta vẫn có thể phát hiện ra người đó có nói dối hay không nhờ những chi tiết này, để kịp thời phòng tránh họ cũng như vạch mặt kẻ nói dối.
” Tâm lý học – Nghệ thuật giải mã hành vi”.
XEM THÊM
Review sách ” Tâm lý học tội phạm”: Tiết lộ nguyên nhân hình thành tâm lý tội phạm có thể bạn chưa biết
Cách giành được tín nhiệm : Vạch trần phương diện mà không ai biết của đối phương
” Ted Villette – chuyên gia Marketing nổi tiếng của Mỹ khi một lần tiếp nhận phỏng vấn , từng nói một câu như thế này :” Nói đến đến đối phó với các khách hàng mới, kỹ xảo bước vào trái tim của họ, tôi thường chỉ dùng được có một, đó chính là cố gắng chọn lấy ưu điểm không bộc lộ ra ngoài để khen ngợi. Điều này rất dễ khiến họ cảm thấy tôi khác mọi người, do đó nhìn tôi bằng ánh mắt khác.”
Ông ấy không chỉ nói mà còn làm như vậy. Có một lần, Villette đi thăm 1 triệu phú có tích cách ngay thẳng , khi ấy vị triệu phú đang tổ chức 1 bữa tiệc rượu, không để ý đến ông ấy lắm.”
Trong bữa tiệc đại khái mọi người đều khen những câu khá nhạt nhẽo cho nên bản thân không để tâm
” Villette bước lên , nâng ly rượu trong tay với triệu phú , nói ” Luôn nghe nói ngài là 1 người không nói 2 lời , sấm rền gió cuốn , nhưng không ngờ ánh mắt của ngài lại độc đáo như vậy, quả thực là tỉ mỉ, cẩn thận.”
“Hả? Sao có thể khẳng định ?” Vị triệu phú được thu hút bởi lời nói của Villette.
“Nếu tôi đoán không lầm, rượu lần này đãi khách là rượu hoa quả đến từ nước Đức? Loại rượu này tuy không nổi tiếng như rượu van Bordeaux của Pháp , nhưng lại hơn hẳn 1 bậc về vị và giá -8 độ C , người thích uống loại rượu này chắc chắn có phẩm vị độc đáo.”
….” Đến ly rượu dùng trong bữa tiệc lần này cũng không phải loại pha lê bình thường . Ly pha lê Schott Zwiesel của Đức có thể giữ nguyên vị của rượu hoa quả , nếu không tỉ mỉ , cẩn thận, sao có thể hiểu được điểm này chứ…”
” Lời này quả nhiên đã nói đúng suy nghĩ của vị triệu phú , bao nhiêu năm như vậy cái mọi người nhìn thấy thường là mặt sấm rền gió cuốn của ông , xưa nay chưa ai chú ý đến sự tinh tế tỉ mỉ của ông. Bây giờ, khó khăn lắm mới xuất hiện 1 người như vậy, sao ông có thể không cảm thấy hứng thú chứ?
Chỉ như vậy, Villette không phí 1 binh 1 tốt đã dễ dàng giành được hảo cảm của triệu phú, trở thành bạn tốt với ông ta.
Ở đây, chiến lược tâm lý Villette dùng đến gọi là hiệu ứng Barnum. Hiệu ứng này bắt nguồn từ 1 thí nghiệm của Phineas Taylor Barnum, nhà tâm lý học nổi tiếng năm 1948. Ông cho 1 nhóm học sinh tham gia 1 thí nghiệm đoán tính cách , sau đó tập hợp vài câu trong tạp chí “Mưa lề đường” rồi phát cho bọn họ, nói cho bọn họ biết đây là kết quả thí nghiệm. Điều khiến mọi người ngạc nhiên là” Các học sinh cho rằng tỷ lệ chính xác của báo cáo thí nghiệm cao tới mức 86% , thậm chí chỉ có 41% học sinh cho rằng “hoàn toàn phù hợp với tích cách của mình.”
Sở dĩ có thể nảy sinh hiệu ứng như vật bởi liên quan đến mức độ hiểu biết của con người đối với bản thân. Tính cách của một 1 người đều không chỉ có 1 mặt đơn điệu mà là 1 thể rối rắm, phức tạp lại mâu thuẫn. Một người ngoài mặt bình thường bộc lộ ra ngoài , nhất định còn có 1 mặt không muốn người khác biết. Mà mặt này 1 khi bị người khác nhìn thấy và chỉ ra, thì có nghĩa người quan sát đã quan sát bản thân rất kỹ, người bị quan sát liền có thể bỏ hết phòng bị, từ đáy lòng nảy sinh tâm lý bội phục và tin tưởng.”…
Khi bạn khen 1 câu mà người khác cũng đã được nghe qua và rất nhiều người từng khen người đó thì không có gì là đặc biệt, nhưng bạn khen đặc điểm khác biệt, một đặc điểm mà người khác chưa nhận ra của mọi người thì chính bạn là người được người đó tín nhiệm. Người đó sẽ cảm thấy bạn là một người rất tinh tế, óc quan sát đặc sắc và phải cực kì hiểu mình, cực kì chú ý đến mình thì mới có thể nhận ra điểm đặc biệt đó. Đương nhiên bạn đã thắng trong việc được người đó để ý cũng như mối quan hệ giữa hai người có thể tiến xa hơn khi mà bạn hiểu người đó.
Không chỉ dừng lại ở đó, cuốn sách còn bật mí thêm những cách đọc suy nghĩ bằng cách nhìn thấu ý đồ, đọc suy nghĩ chi phối lòng người, đọc suy nghĩ khéo léo từ chối. Chắc chắn cuốn sách này sẽ là cuốn sách gối đầu giương cho những bạn thích tìm hiểu bộ môn tâm lý học, thích tìm hiểu, đọc vị người xung quanh và cũng góp phần cho bạn tránh những cạm bẫy tâm lý trong cuộc sống, đọc vị hành vi đối phương để thành công trong cuộc sống.
LINK ĐẶT SÁCH
-Đặt sách từ TIKI: https://shorten.asia/XRD4Hx99
-Đặt sách tại: https://shorten.asia/2cBKmCA1
– Đặt sách tại Shopee: https://shorten.asia/WH1Q77vy
Liên hệ đặt bài/ xem portfolio qua gmail: ngathanh2703@gmail.com
Hoặc facebook Nga Nguyễn: https://www.facebook.com/nganga59
Hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/reviewsachvamarketingonline
Blog review sách hay – Review sách hay và Cung cấp các kiến thức về Marketing
Bài viết liên quan
Review sách ” Quản trị Marketing “: Cuốn sách hay về Marketing các Marketer nhất định phải đọc
Review sách “Uả? GenZ” : Cuốn sách chống “tối cổ” cực hài hước về gen Z
Review sách ” Chuyện nhỏ Sài Gòn bao nhớ” : Sài Gòn ơi sao mà thương đến thế!
Review sách ” Những ngày ấu thơ” ” Là tuổi thơ mà sao cơ cực, nghiệt ngã đến thế
Review sách “Tìm em nơi anh”: Bởi vì ở đó luôn là anh
Review sách “Thương” : Thương hoài ngàn năm
Review sách “Bạn đắt giá bao nhiêu?” : Mỗi cô gái hãy trở thành phiên-bản-chính-mình-yêu-thích-nhất
Review sách “Ngồi khóc trên cây”: Số phận đôi khi sẽ thử thách chúng ta theo những cách rất đặc biệt
Review sách “Hạnh phúc là”: 500 gợi ý để sống trọn từng giây
Review sách “Đừng nhạt nữa!” : Cuốn sách hài hước, đánh bay cơn “nhạt” từ Fanpage mặn mòi Ngoa