Liệu nguyên nhân ” Do hoàn cảnh” có còn đúng cho những tội phạm xếp vào nguy hiểm nhất và bí mật đằng sau tâm lý của họ là gì ? Hãy cùng khám phá “Tâm lý tội phạm” phần 2 – tác giả Stanton E.Samenow để trả lời những tội phạm đó họ là ai và đang nghĩ gì?
9- PHẠM TỘI LÀ CHÍNH, MA TUÝ LÀ PHỤ
” Báo cáo chính thức năm 1963 của Uỷ ban Cố vấn về Ma Tuý và Lạm dụng Ma Tuý của tổng thống tuyên bố rằng , ma tuý ” có thể biến những người đàn ông và phụ nữ trẻ bình thường trở thành tội phạm”. Quan niệm này hiện vẫn tiếp tục được áp dụng rộng rãi không chỉ bởi các chuyên gia mà còn bởi các phạm nhân và gia đình của họ. Hết lần này đến lần khác, trong các buổi lấy lời khai, tội phạm luôn nói rằng ma tuý đã thay đổi toàn bộ cuộc sống và khiến họ trở thành 1 người rất khác so với trước đây. Họ cho rằng vấn đề duy nhất của họ liên quan đến rượu hoặc ma tuý . Dù hành vi phạm tội nghiêm trọng đến mức nào thì họ đều bác bỏ quan điểm của mình là “tội phạm”. Nhiều kẻ phạm tội cho rằng lạm dụng chất kích thích đã khiến họ phạm tội. Trong 1 vụ giết người, một người đàn ông khẳng định “Tôi không giết anh ta. Chính ma tuý đã thực hiện điều đó.” Các thành viên trong gia đình và những người khác nghĩ rằng họ biết rõ về kẻ phạm tội và cũng quy kết toàn bộ các hoạt động bất hợp pháp của anh ta là do ma tuý hoặc rượu mà ra.
..
Hành vi phạm tội không nằm trong chai rượu , viên thuốc lắc , bột ma tuý hoặc bất kì chất kích thích nào. Ma tuý chỉ làm lộ rõ và phát triển những gì vốn đã cư ngụ bên trong 1 con người. Chúng không biến 1 người có trách nhiệm trở thành tội phạm. Nếu 10 người say rượu , cả 10 người sẽ không hiếp dâm, cướp của hay giết người. Họ có thể ngủ thiếp đi, gây om sòm hoặc hành động 1 cách hiếu chiến; hành vi của họ tuỳ thuộc vào tính cách của họ trước khi họ uống ngụm rượu đầu tiên.
…
“Những nhân viên tư vấn về ma tuý và người sử dụng ma tuý cho rằng ma tuý được sử dụng để ” tự điều trị” cho bản thân. Tiến sĩ Edward J. Khantzian của trường Y Havard , được đánh giá cao với những giải thích về vấn đề tự dùng thuốc, phát biểu rằng đau khổ là “trung tâm của” các rối loạn gây nghiện. Tuy nhiên, hầu hết “nối đau khổ” này thường không có gì ngoài những áp lực và khó chịu đời thường – sống nhờ vào ngày lương này sang ngày lương khác , đối mặt với tình trạng hôn nhân không bền chặt, bị khiển trách trong công việc hoặc thay lốp xe vào tháng 7 nóng nực. Các tài liệu chuyên môn có đề cập đến mọi vấn đề đau khổ tâm lý mà họ có thể nghĩ ra – bị lạm dụng , chấn thương , tức giận, trầm cảm và lòng thấp. Dù học thuyết tự điều trị đã được đưa ra, tuy nhiên không có bộ thống kê nào chỉ ra rằng hầu hết mọi người chuyển sang sử dụng ma tuý bất hợp pháp hoặc lạm dụng thuốc kê đơn để đối phó với các tình huống khó khăn. Thực tế lại hoàn toàn ngược lại . Những người có trách nhiệm đối mặt với khủng hoảng một cách có trách nhiệm. Dù đối mặt với bệnh tật, mâu thuẫn gia đình, các vần đề trong công việc hoặc khó khăn về tài chính, họ không tiêm heroin, hít cocain hay sử dụng các loại ma tuý bất hợp pháp khác, cũng như không lạm dụng các loại ma tuý hợp pháp.”
Theo đó, không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh rằng cứ áp lực, stress là người ta tìm đến ma tuý, nghiện ngập, những tính cách đó đã có sẵn trong máu của họ rồi. Matuys, chất gây nghiện chỉ là chất xúc tác khiến chúng ta nhìn rõ hơn những tính cách xấu nơi họ. Không có một nghiên cứu chuyên môn nào cho thấy cứ gặp áp lực là người ta tìm đến các chất gây nghiện, tệ nạn mà nó đến từ một phần bản chất bị khuất lấp, từ lòng tự trọng kém…
Bên cạnh đó, hãy xem thêm các chất gây nghiện khác cũng được đề cập trong cuốn sách này, chúng là gì, cơ chế gây nghiện, những tác dụng khi người nghiện sau khi sử dụng chúng cũng như những chia sẻ của những người nghiên đã sử dụng chúng. Họ mô tả cảm giác thăng hoa, “phê” , hay biến họ thành một con người khác ra sao, bản chất chung của những người nghiện là gì, hãy cùng theo dõi tiếp.
11- NHỮNG NGƯỜI TỬ TẾ
“Trong những ngày đầu thực hiện nghiên cứu , những năm 1970, 1 đặc điểm tư duy tội phạm khiến tôi cảm thấy ngạc nhiên nhất là mọi tội phạm đều coi mình là con người đứng đắn. Những người tham gia nghiên cứu thừa nhận rằng, theo quan điểm của xã hội, họ là “tội phạm” vì họ vi phạm pháp luật. Điều mà tôi nhận thấy kể từ thời điểm đó là mọi phạm nhân , du là nam hay nữ, vị thành niên hay trưởng thành , đều tin rằng, về thực chất, anh ta là 1 người tốt.
“Nếu tự cho mình là 1 kẻ xấu xa, tôi không thể sống được”, một phạm nhân nói với tôi. Một người đàn ông với tiền án dài dằng dặc trong đó đỉnh điểm là vụ sát hại 1 cảnh sát bày tỏ ” Tôi luôn là 1 người quan tâm đến người khác. Tôi chưa bao giờ thực sự là 1 kẻ bạo lực. Tôi chưa bao giờ tự coi mình là trung tâm. Tôi cố gắng giúp đỡ mọi người bất cứ khi nào có thể mà không mong đợi được đền đáp.” Trong 1 cuộc phỏng vấn tại trại cải tạo, người đàn ông này tiếp tục nói , “Tôi hài lòng với bản thân mình”. 1 thiếu niên mua súng để cướp biên lai thu tiền trong ngày của nhân viên nhà hàng, đã biện minh cho những gì anh ta đã làm khi nói rằng :”Không ai bị thương” và hoàn toàn không để ý đến hậu quả mà các nạn nhân phải trải qua . Vậy làm thế nào mà những kẻ giết người, hiếp dâm, cướp của, lạm dụng tình dục trẻ em – tóm lại là thực hiện hành vi phạm tội nào đó – giữ được quan điểm tốt đẹp về bản thân mình?
Những kẻ phạm tội biết phân biệt được đúng -sai cũng như những hành vi hợp pháp và bất hợp pháp . Chúng thậm chí còn hiểu biết luật pháp hơn nhiều công dân có trách nhiệm khác. Bất chấp những hiểu biết này, chúng quyết định đưa ra những ngoại lệ cho bản thân chỉ vì nó phù hợp tại 1 thời điểm cụ thể. Như 1 người đàn ông đã nhận xét :” Tôi có thể biến những điều sai trái thành đúng đăn. Tôi có thể biến những điều đúng đắn trở thành sai trái. Việc tôi thực hiện tại 1 thời điểm chính là việc làm đúng đắn.” Nếu tội phạm coi điều gì đó là sai trái đối với bản thân,anh ta sẽ không làm điều đó. 1 hành động là sai trái nếu tiềm ẩn quá nhiều rủi ro. 1 hành động cũng bị coi là sai nếu kẻ phạm tội cho rằng hành động đó quá nhỏ nhặt và gây hại cho anh ta. 1 kẻ thực hiện hành vi phạm pháp lâu năm có thể coi việc trộm đồ là sai chỉ vì số tiền thu được quá ít ỏi hoặc anh ta cho rằng, với tất cả các kĩ thuật giám sát mà các cửa hàng sử dụng, sẽ không đáng để thực hiện hành vi đó. Nếu 1 tội phạm mắc sai lầm khi đưa ra quyết định và bị bắt giữ, anh ta có thể thừa nhận những gì đã làm là sai và thậm chí thể hiện sự hối hận. Tuy nhiên, cảm giác sai trái và hối hận của anh ta liên quan đến việc bị bắt quả tang, chứ không phải do thực hiện hành vi phạm tội.
Về cơ bản, những người có trách nhiệm sẽ nhạy cảm với những việc họ đã gây ra cho người khác. Nếu hành vi đó khiến họ phải bận tâm thì họ sẽ xin lỗi vì xấu hổ hoặc lo lắng và cố gắng sửa đổi. Vì những hành vi đã thực hiện không phù hợp với quan điểm của họ về bản thân nên họ thực sự hối hận về những gì đã làm, rút kinh nghiệm và cố gắng không cư xử theo cách tương tự trong tương lai.
…
“Những kẻ phạm tội gọi những tội ác tày trời mà họ phạm phải là “sai lầm.” 1 thanh niên nói với tôi,” Cháu là 1 thanh niên bình thường. Cháu đã phạm 1 sai lầm, 1 sai lầm tồi tệ” , để ám chỉ việc anh ta chộp lấy 1 khẩu súng lục và bắn bạn gái của mình trong 1 cuộc tranh cãi. Không có gì “bình thường” về cậu bé này và vụ giết người cũng không phải 1 “sai lầm”. Nhưng đây là quan điểm của cậu ta; cậu ta nghĩ mình là 1 chàng trai tốt chứ không phải 1 kẻ giết người. Cảm thấy bị xúc phạm bởi cuộc điều tra của tôi về mối quan hệ trước đây của cậu ta với 1 người đã khuất, cậu ta phẫn nộ ” Ông chỉ nhắm tới những điều xấu xa , không có thứ gì tốt đẹp. Cuộc sống này của tôi không có gì xấu xa ngoại trừ việc làm này.” Trong khi đó , 1 nhân viên của toà án đã chuẩn bị 1 bản báo cáo dài 20 trang ghi lại việc cậu ta vi phạm nghiêm trọng các quy tắc của cha mẹ, thường xuyên trốn học, bị điểm kém và việc cậu ta liên kết với những thanh niên phạm tội trộm cắp , trộm ô tô và và thực hiện các hành vi trộm căp quy mô lớn.
Tội phạm tự tách mình ra ngoài những kẻ mà chúng coi là kẻ xấu thực sự để giữ gìn hình ảnh bản thân là 1 người tốt….”
Những người tội phạm tự khoác lên mình chiếc áo “tử tế” dẫu cho nó quá chật so với mong đợi của họ. Họ cứ thực hiện những việc nghiêm trọng theo cấp số nhân và tính chất vụ việc ngày 1 nặng. Với những việc vi phạm nhỏ, họ mặc định đó là sai lầm , là lỗi vô ý, chỉ những việc tày trời mới khiến họ phải chấp nhận là mình đã phạm tội. Dần dà, họ quen với việc phạm tội đó và coi mình là 1 ngoại lệ không mắc tội gì cả, coi là việc hết sức bình thường đối với việc lớn, việc kinh khủng họ đã làm. Đó là 1 tư duy sai trái, nếu người bình thường khi mắc lỗi, hay gây khó chịu cho người xung quanh họ đã cảm thấy tội lỗi nhưng với tội phạm thì không, họ coi là một lỗi, họ lờ di sai lầm của họ và cố tình quên đi là họ đã mắc lỗi vì những lối sai nhỏ chả bõ bèn gì so với những tội lỗi họ đã tạo ra. Và các tình huống được tội phạm mặc định là một “sai lầm ” khác nữa cũng cực kì khủng khiếp, mức độ thiệt hại lớn. Mời các bạn đón đọc.
Bên cạnh đó còn những tội phạm cự kì nguy hiểm hơn chỉ có trong cuốn sách này như : Tội phạm khủng bố – như chúng ta hiểu là đánh bom hoặc thực hiện các vụ ám sát mà còn có một định nghĩa khác về tội phạm khủng bố mà có thể bạn chưa biết? Đặc điểm tâm lý trong quá trình hình thành tội ác của họ? Bệnh nhân tâm thần hay nhân cách tội phạm. Phần này có bàn tới một tội phạm cực kì đặc biệt và quá trình chữa trị cực kì đặc biệt của 1 nhà tâm lý học , cực kì gay cấn , hồi hộp và cân não. Bạn muốn đọc chứ?
Những biện pháp như giam giữ, trại cải tạo, thay đổi kẻ phạm tội… có luôn chính xác và giúp tội phạm có thể hoà nhập với xã hội và không tái phạm hoạt động phạm tội của họ. Mời các bạn tìm đoc
LINK ĐẶT SÁCH
Tiki: https://shorten.asia/nKVgx66S (TẬP 1)
https://shorten.asia/DZUB9Kjs (TẬP 2)
https://shorten.asia/FBEC1BQN (Combo)
Shopee: https://shorten.asia/MzYFRtfF (TẬP 1)
https://shorten.asia/EVr9qyhn (Combo)
Fahasa: https://shorten.asia/zddErrX2(Combo)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
5 cuốn sách tâm lý, thao túng tâm lý hay và hấp dẫn nhất hiện nay
Review sách ” Thương nhớ Trà Long ”
Review sách ” Sài Gòn chọn nhớ những điều thương”: Cách chúng ta cùng nhau vượt qua đại dịch
Review sách “Uả? GenZ” : Cuốn sách chống “tối cổ” cực hài hước về gen Z
Review sách ” Chuyện nhỏ Sài Gòn bao nhớ” : Sài Gòn ơi sao mà thương đến thế!
Review sách ” Những ngày ấu thơ” ” Là tuổi thơ mà sao cơ cực, nghiệt ngã đến thế
Review sách “Tìm em nơi anh”: Bởi vì ở đó luôn là anh
Review sách “Ngồi khóc trên cây”: Số phận đôi khi sẽ thử thách chúng ta theo những cách rất đặc biệt
Blog review sách hay – Review sách và Cung cấp các kiến thức về Marketing