review sách khói trời lộng lẫy - nguyễn ngọc tư - blog review sách hay

Review sách “Khói trời lộng lẫy”: Nơi vẻ đẹp của những thân phận nổi trôi miền sông nước hiện lên dung dị, chất phác và rực rỡ

Nơi những thân phận nổi trôi miền sông nước hiện lên thật sống động, thực thà, đẹp đẽ biết bao đi kèm những nỗi u buồn không dứt càng khiến chúng ta muốn tìm hiểu họ. Hãy cùng theo chân tác phẩm “Khói trời lộng lẫy” của tác giả Nguyễn Ngọc Tư để đi tìm vẻ đẹp, câu chuyện cuộc đời nơi họ.

Có con thuyền đã buông bờ

“Đàn bà, hễ mũi xấu thì mắt đẹp, mắt mũi xấu thì miệng đẹp, mặt xấu thì dáng đẹp, người xấu thì tâm hồn đẹp. Bằng cách này hay cách khác, họ cứ phải đẹp. Lúc giận cũng đẹp. Nho nghĩ vậy, trong lúc chạy xe theo chở Bế đi chợ.

Lúc đó Bế dùng dằng đằng trước , lưng cong, tay đánh đằng xa ngúc nga ngúc ngắc. Cô đang bực mình. Hôm nay anh chủ về. Mà lúc nào cũng vậy, chưa thấy người đâu thì điện thoại đã rộn ràng, bảo muốn ăn món này món này. Anh chủ về được bảy ngày, cái thực đơn cũng dài loằng ngoằng 21 món. Anh nói với chị chủ, chị chủ giản dị thôi em, anh thèm lẩu mắm ăn với rau đồng, kèo nèo bông súng, bánh xèo mà có đọt xoài, đột lụa thì thích. Anh đang nhớ món lươn um lá nhào muốn chết được đây, cháo cá lóc nữa… Bế nghe nói lại , chỉ nhẩn nha hỏi ” Mà ổng có nói nhớ chị không?” Chị chủ ngẩn ra, lắc đầu. Bế nổi quạu, ” Vậy ổng về là do ổng muốn ăn chớ đâu phải nhớ vợ con. Đàn ông sao mà tệ… Thôi, đừng có nấu nướng gì mắc công.”

Nói vậy nhưng mới mờ sáng Bế đã lên tiếng với vào phòng, “đi chợ nhen”. Tiếng dép ngúng nguẩy lép bép trên mặt sân. Chị chủ nhoài đầu nhìn ra thấy Bế đứng bên ngoài loay hoay, xủng xoảng dập cánh cổng , bộ đồ thun bông tím nhập nhòa với giàn bông tỏi tím, như hoa đang rơi xuống người cô. Chị chủ kêu thằng em mới vừa ngủ dậy , “Lấy xe chở chị Bế đi chợ.”

Mỗi cuối tuần, không đi làm, Nho hay đưa Bế đi chợ. Coi như sáng đó vui. Nho đậu xe ở gần đó, mua tờ báo để đọc lúc ngồi chờ, nhưng đôi khi chẳng đọc chữ nào nào vì mãi nhìn Bế. Cô thường đủng đỉnh đi ngược xuôi mấy vòng chợ , tung tăng như là đi dạo công viên . Cô rờ rẫm mấy trái dừa khô đã lột vỏ chỉ còn cái chóp nhỏ, cô cầm bó rau ngót lên rồi đặt xuống , cười ỏ ẻ với chị bán hàng “Nhớ vườn rau dưới quê quá.” Nói rồi cô đi nựng nịu mấy trái khế của bà già kế bên. Có khi cô đi hỏi mấy trái bình bán chín rồi, cô bèn lùi lại mấy bước chân để nhìn cho kỹ . Việc không quay người lại đôi khi gây phiền , cô đụng vào người đi đằng sau.

….

” Ở nhà là một Bế khác, chỉn chu và nề nếp. Chút nữa anh chủ về chắc sẽ bị Bế rầy rà mấy câu vì đã không nói rằng anh nhớ vợ. Tính Bế vậy, thẳng đuột, nghĩ gì nói nấy….

Bế không giả vờ quỵ lụy , sợ sệt vì chút tiền công, cũng không mặc cảm vì thân phận nhỏ nhoi của mình , cô cứ ngang phè vậy. Có những ngày trống rỗng, con đến trường, chồng đi công tác, chị chủ buồn quá vô bếp nấu món này món nọ. Chị không cho Bế làm gì nhưng cô cứ lẽo đẽo đi theo. Trời, cháy chảo tôi hết rồi. Sao để khói dữ vậy , đen mấy cái đít nồi Cai này bằng thủy tinh đó chị Hai, nhẹ tay giùm em cái. Hũ đường không phải để chỗ đó.,. Bế đứng đằng sau, tay chống nạnh , luôn miệng càu nhàu, như gian bếp này là của cô, những vật dụng kia là của cô, thắc thỏm như thiên đường của mình bị kẻ lạ xới tung lên. Chị chủ thì nhễ nhại mồ hôi, tóc rối xù lên, mặt mũi bê bết bột., trứng. Nho mắc cười, thấy chị gái mình giờ trở thành người giúp việc , bị hiếp đáp, cơ cực đáng thương.

Bế giữ trong lòng một vài bí mật, ngoài chuyện ai cũng biết : 32 tuổi, nhà trong đập Láng Cháo, cách thành phố này 4h đi đò, thêm nửa giờ lội bộ. Chưa chồng, có vẻ ghét đàn ông . Không may, Nho cũng nằm trong số đó, nên hay gặp phiền phức nếu lỡ đặt đôi giày không đúng chỗ, quần áo lộn xộn , sách vở để lung tung ,,,,,”

Ở nhà thì nghiêm túc như vậy , khó tính như vậy, cô cũng không vì chút đồng tiền công mà luồn cúi, nghĩ sao nói vậy, rất đúng với tính cách khẳng khái , trọng nghĩa khinh tài và thiệt thà của người miền Tây, thấy điều sai trái phải nói liền. Chỉ có khi tới chợ, cô mới thấy thoải mái, là mình, có cảm giác quen thuộc như ở nhà, mới vơi bớt cảm giác nhớ nhà khôn nguôi, tươi cười, vui vẻ, cùng đi tiếp nhé.

Bữa nay , Nho lại chở Bế đi chợ, Bế nói cứ ghé quán nào nghỉ đi vì hôm nay Bế sẽ đi hơi lâu. Bế vào một hàng thớt, thấy cha con nhà nọ, mặt ông bố thì hơi ít nói, lầm lì còn đứa con thì lanh lẹ. Bế ghẹo

” – Mới 5 6 tuổi mà lanh quá…giống ai mà lanh quá vậy con?

  • giống má.
  • Uả, má đâu không thấy?”

Người đàn ông cũng kêu đừng thấy hai cha con đi chợ mà chọc ghẹo nghen. Bế cũng cười, ríu rít và đòi mua chiếc thớt của nhà anh này bằng được, dặn anh nhớ bào gọt kỹ giùm, , bao nhiêu cũng mua.

Chắc thương cảm cũng như tưởng anh là gà trống nuôi con mà Bế quan tâm đến anh hàng thớt như vậy, rồi hình như biết con bé con bị sốt, Bế trách anh không quan tâm con, đưa đứa bé tất tả đi khắp chợ để mua thuốc và ăn cháo. Con bé sực nhớ lại câu hỏi của cô, nói mẹ mới sinh em bé nên ở nhà .

Cô còn tưởng tượng anh bị vợ bỏ nên gà trống nuôi con, gặp cô thì thấy thương cảm vì hoàn cảnh rồi hai người thành một đôi, cô còn nghĩ chút nữa cô sẽ xuống chiếc ghe nhỏ , cùng về với cha con họ. Ý nghĩ đó đã khiến cô bật cười khi chải tóc cho con bé và trao trả con bé cho anh xong đi về.

Nho chở Bế về trên đường thuận miệng còn trêu chị nói gặp người yêu cũ hả. Bế ừ cho qua chuyện rồi nghe kĩ thì Bế nói không phải. Lúc đó Nho nghĩ về những người đàn bà., lúc nào họ cũng phải đẹp. Kể cả những nỗi buồn của họ cũng thật đẹp.

Bế rất khẳng khái, vô tư, không quỵ lụy trước chủ nhà mà thấy điều không phải cũng nhắc nhở luôn, luôn đứng về lẽ phải. Một những đức tính đáng quý của những con người miền sông nước, thực thà, tốt bụng mà cũng thật giản dị, hồn hậu. Tuy là rầy la, khó tính thế thôi nhưng lúc nào cũng muốn tốt cho người khác, sẵn sàng vì người khác mà ra tay nghĩa hiệp dù rằng chẳng hề quen biết.

Tình lơ…

” Lâu rồi, má tôi có đi coi phim Công lý báo thù người ta chiếu đằng sân Xã ủy . Dượng Bảy ( lúc hưa phải là dượng 7) bữa đó cũng coi chung , ngồi kế bên má, gần cái phông vải bạc màu. Coi hát thì chỗ này là ngon lành nhất, nhìn đào kép rõ, mụt ruồi giả của họ bị rớt , hoặc áo vua chúa rách mình cũng thấy, nhưng đây là chiếu bóng , cái phim từ đầu đến cuối chỉ ca hát với đánh nhau. Cứ mỗi lần nhân vật ra đòn là má tôi né, thấy máu má tôi che mắt kêu trời, tới cảnh mấy con trăn lớn bò tới thì khán giả đều sụt lùi ngã rạp sắp lớn lên nhau la ó rẻ . Ma tôi sợ tới quên trời đất, dúi mặt vô lưng người thanh niên lạ hoắc bên cạnh , tức dượng Bảy. Khi phim gần hết , nam nữ chính múa hát ứ ư thì dượng 7

đã chính thức chạm vào ngón tay út của má.

Hết phim má tôi để lại một cái lông ngỗng, em là cháu ông xã Nghiệp, rồi chìm mất vào dòng người.
Năm bữa sau dượng Bảy (lúc đó sắp là dượng Bảy) nhờ một người bạn của ông ngoại tới nhà. Bữa đó má tôi chở mía đi là đường để ép, dì Bảy ở nhà nấu cơm. Bạn già của ông ngoại khều dượng Bảy hỏi, “Mầy thương đứa đó hả?” Dượng ngó cái người thấp thoáng trong bếp, thấy cái eo thon, đuôi tóc dài, gương mặt nhỏ nhắn xinh xẻo, trên môi lúc nào cũng nhoẻn cười, dượng tưởng người quen liền gật đầu. Tới đám ăn trầu uống rượu mới hay dì Bảy có người chị sinh đôi, tức là má tôi. Hai người giống nhau đến mức khó mà phân biệt được, nên đã nhiều người há hốc, “Ủa, mới thấy Con Bảy xách giỏ đi chợ cái độp giờ sao nó làm cỏ ở nhà rồi?” Dượng Bảy cũng cầm khay rượu há hốc ra, hết nhìn cô chị rồi tới Cô em. Bẽ bàng. Lỡ làng.

2

-Cô không phải người tôi thương.
Dượng Bảy phũ phàng nói thẳng trong một tối say em, say đến nỗi thay vì chỉ thẳng dì Bảy thì dượng

dứ dứ vô cái gối. Dì Bảy mắc cười quá chồng, nhỏ nhé, em bên này nè anh. – bữa đi coi chiếu bóng tới giờ, dượng nó lại ôm dì, sau khi cầm ngón út nhỏ nhắn, mãi. Dì kệ, để tay mình ở đó, mặt héo là, bàng hoàng, phải như bình thường dì đã giòn giã, “Đây Bảy à nghen, Con Bảy, không – Nhưng dù biết nói gì cũng muộn, người nhầm chồng dì, tối đó đúng tối tân hôn.


Bữa sau ra vườn đắp mấy họng đìa, hồn vía để đi mà dượng xắn lưỡi da vô chân, máu chảy đầm đìa. Bảy bứt lá chuối non nhai nghiện ngấu đắp lên vến thương của dượng, máu trôi bả chuối này dù đắp lên bá chuối khác, miệng không hay chát. Dượng lắc đầu nói, cô không phải người tôi thương, người ta kia thấy máu trên phim còn không dám nhìn…

Hôm gặt, dì đấy xuồng lúa bó trên mương ruộng cạn, mồ hôi này chưa khô mồ hôi kia lại tươm bê bết, lúc ăn cơm dượng ngồi gần nhăn mặt, cô không phai người tôi thương, đàn bà gì đâu mà chua lè, người ta
kia thơm phức như múi mít…

Năm sau vợ chồng cãi nhau, bữa đó chồng có rượu nói ngang, tức quá vợ đá vô ống quyển của dượng rồi tế Chạy,Chống rượt sát đằng sau. Lọt qua cây quao che khuất tầm nhìn, vợ liền xõa tóc đủng đỉnh đi ngược lại, hỏi lớn, “dượng Bảy, cầm chổi chà chạy đầu gấp vậy?” Chồng tưởng chị vợ tới chơi, khựng lại sượng trân,

“À, tôi…đuổi mấy con gà…” rồi mời vợ vô nhà, rót nước cho vợ uống, hỏi vợ đói bụng không để chồng nấu cơm.

Vợ nằm chờ cơm đòng đưa trên võng, ngó 1 chổng mông thối lửa, mắc cười nhưng buồn – không cười được. Tối đó chồng chắc lưỡi hít hà xoa dầu gió vô chỗ chân bầm tím, chồng nói cô không phải người tôi thương, người ta kia thấy đánh nhau trong phim còn sợ…

– Năm sau dì sinh con gái đầu lòng, tóc rụng xơ xác, dượng Bảy ngó lom lom vào đỉnh đầu trống trải nói, cô không phải người tôi thương, người ta kia tóc nắm một vốc, mướt rượt…

Cô không phải là người tôi thương, sau này dượng còn nhắc đi nhắc lại câu này, mỗi khi say. Mà nghề thợ mộc cất nhà của dượng thiếu gì dịp say. Dỡ gỗ, nhậu. Lên đòn dông, nhậu. Lợp nhà, nhậu. Nhưng say nhất là về đám giỗ bên vợ, phải ngượng ngập gặp chị vợ lúc này cũng đã có chồng, phải nhớ lại mùi tóc, làn da, ngón tay nhỏ xíu nóng rẫy năm xưa. Nhưng đáp lại cái câu tạt mặt phũ phàng vô duyên là một cái nhoẻn cười, cũng đôi khi dì Bảy hỏi lại, “Chắc không à?”, mà dượng có lần dõng dạc nói chắc, dì vặn ngay, Vậy sao hồi hôm ôm tui?” Dượng Bảy không biết trả lời sao, đành ngoẹo đầu ngáy o o….

30 năm sau, dượng Bảy đột quỵ, chân yếu , miệng méo, nằm xãi lai một chỗ, dì 7 một mình chăm chồng. Mắc cỡ quá, dượng 7 nói gì đó , dì 7 phiên dịch là nói cô không phải người tôi thương đúng không? Dượng 7 nghe chảy nước mắt. Cô hốt hoảng , kêu người chị qua thì dượng 7 nói ” Chị không phải người tôi thương….”

Thực ra trong thâm tâm dượng 7 đã thương dì 7 rồi, nói vậy chứ sao không thương cho được người đầu gối tay ấp mà chăm sóc mình từ khi khỏe mạnh đến khi ngã bệnh. Sao không thương được người phụ nữ chịu thương chịu khó chăm lo chồng con, không khi nào nề hà, cáu gắt, giận giữ mà ngược lại còn trêu lại chồng mãi cái câu nói muôn thuở ” Cô không phải người tôi thương. Phải cao cả lắm , giàu đức hi sinh lắm mới yêu thương, bên một người cả một đời lúc nào cũng nói không thương mình. Cuối cùng, dượng 7 cũng nhận ra người mà mình thương là ai.

Khói trời lộng lẫy

Nghe tiếng mưa khi mưa hãy còn xiêu xiêu ngoài sông, rồi mưa băng qua bờ lá có căn chòi hoang ở phía Nam cồn, ào vào bãi đất xơ rơ những thân lau sậy cháy…

Tôi lụi hịu đắp mền cho thằng Phiên. Tấm mền ngắn ngủn, mong ấm cổ thì hở chân, che kín đôi chân thì phong phanh vai trần. Lại chạm tay vào nó như thường chạm khẽ trong đêm. Có lúc thằng nhỏ hơi mỉm cười, có lúc nó càu nhàu rồi lăn sát vách mùng , có khi nó quạu quọ gạt tay tôi ra. Nó phản ứng kiểu nào tôi cung vui bởi ý nghĩ , nó còn ở bên tôi.

Cô và Phiên đến ở xóm cồn này cũng đã lâu, mọi người chỉ phỏng đoán cô bị người yêu bỏ, gia đình phản đối, phải trôi dạt đến xóm Cồn này chờ ba má tha ths sẽ dẫn con về . Rằng cô chạy chốn , chờ đợi sự lãng quên như ông Sáu Câu từng chịu án giết người, giống chị Thắm lẩn tránh những đòn ghen của bà vợ lớn, giống chị Thiện bỏ lại những món nợ hụi hè…

Cô nhớ vài căn phòng và những kỉ niệm khi còn làm ở kho lưu trữ của Viện di sản thiên nhiên và con người. Nhớ đồng nghiệp, những ngày tháng làm việc ở đó và những ngày tháng yêu đương hạnh phúc với người sếp ở đó mà giờ tất cả chỉ là dĩ vãng.

Cô cũng đã quen với cuộc sống trôi qua ở đây và nuôi Phiên, bên Phiên mỗi ngày ngắm con khôn lớn, Và những câu hỏi không dứt từ thằng bé là cha nó đâu? Cô nghĩ ra một câu chuyện ba cậu là người “bảo vệ những đôi tay đẹp, những loài cây quý , những cái cây tỏa hương từ phiến gỗ không cần đến hoa. Người xấu muốn cướp đôi tay của trẻ con để chúng khóc mà không có gì lau nước mắt , muốn đốn cây về chụm cho lửa thơm. Anh ta phải chiến đấu với người xấu bao giờ xong mới về , mà có thể chiến đấu mãi không về vì ngày càng có nhiều người xấu.”

Thằng bé cũng chỉ gật đầu đồng ý và tỏ ý ba chắc phải vất vả lắm và chắc ba đang nhớ mình lắm . Thằng bé lớn dần lên cùng với những câu chuyện cổ tích , bởi những đùm bọc của người dân xóm Cồn và những chăm lo tận tình, tình mẹ con thắm thiết của cô với nó và không hề biết cô còn giấu nó về thân phận của nó…

Thấm thoắt, thằng bé đã 14 tuổi, đã ra dáng một chàng trai sắp trưởng thành và cung có những thú vui, niềm yêu thích thế giới bên ngoài. Cuối cùng, thằng bé có biết sự thật về thân phận của mình hay không, cùng theo dõi tác phẩm nhé.

Mỗi câu chuyện kể về những thân phận, số phận từ đáng thương, đáng trách nhưng cũng đáng trọng mang cả những tâm tư, niềm vui, nỗi buồn man mác của người dân vùng sông nước điển hình. Họ hiện lên thật sống động, thật đậm nét qua từng nét điêu khắc , tỉ mỉ của tác giả vốn quen thuộc với người dân miền sông nước, những đức tính tốt đẹp của họ được khắc họa đậm nét , chất phác , hồn hậu như bản chất vốn có của họ. Hãy đọc và cảm nhận tác phẩm tuyệt vời này – một trong những tác phẩm best seller của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Nga Nguyễn

Mua ngay tại TIKI: https://shorten.asia/DAYv3sf4

Mua ngay tại: https://shorten.asia/zawdcnht

Mua ngay tại Shopee: https://shorten.asia/upt9Y5VT

Liên hệ đặt bài/ xem portfolio qua gmail: ngathanh2703@gmail.com

Hoặc facebook Nga Nguyễn: https://www.facebook.com/nganga59

Hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/reviewsachvamarketingonline

Bài viết liên quan

Review sách ” Lì quá để nói quài”: Tiếng lòng của anh chàng “khó ở” nói hộ mọi người những điều khó đỡ

Review sách “Uả? GenZ” : Cuốn sách chống “tối cổ” cực hài hước về gen Z

Review sách “Drama nuôi tôi lớn loài người dạy tôi khôn” : Quay xe không kịp với những cú twist hài hước khiến bạn bật ngửa trong cuốn sách này

Review sách “Chỉ về nhà để ngủ” : Dành tặng những người trẻ đang đi tìm lại chính mình, tìm lại bình an trong cuộc sống hối hả ngày nay

Review sách “Bố con cá gai” Hành trình giành lại sự sống và tình thương cao cả của người cha đối với đứa con bé bỏng của mình

Review sách “Khởi Nghiệp Kinh Doanh Online”: Tất tần tật bí kíp giúp bạn bán hàng online hiệu quả trong “ma trận” kinh doanh trực tuyến thời 4.0.

Review sách ” Chuyện nhỏ Sài Gòn bao nhớ” : Sài Gòn ơi sao mà thương đến thế!

Review sách ” Những ngày ấu thơ” ” Là tuổi thơ mà sao cơ cực, nghiệt ngã đến thế

Review sách “Tìm em nơi anh”: Bởi vì ở đó luôn là anh

Review sách “Thương” : Thương hoài ngàn năm

Review sách “Yêu anh đậm sâu, yêu em dài lâu”: Bật mí những bí mật “khó nói” với nửa kia về tâm sinh lý của đàn ông – phụ nữ

Review sách “Đừng chỉ đẹp mà không hiểu chuyện”: Khi một cô gái học được sự khéo léo, bản lĩnh trong cuốn sách này. Còn điều gì có thể ngăn cản cô ấy thành công, hạnh phúc?

Review sách “Ếch ộp -tuyển tập truyện siêu ngắn: Những tâm sự “thầm kín”siêu hài hước mà mấy đứa con trai không bao giờ muốn bạn biết

Review sách “Bạn đắt giá bao nhiêu?” : Mỗi cô gái hãy trở thành phiên-bản-chính-mình-yêu-thích-nhất

Review sách “Đường về nhà”: Hành trình dũng cảm,táo bạo của một cô gái nhỏ đạp hơn 3000 cây số từ Bắc Kinh về Hà Nội

Review sách “Chiến binh cầu vồng”: Giáo dục đã thắp sáng khát vọng, mong ước của những đứa trẻ nghèo đảo Belitong như thế nào?

Review sách “Ngồi khóc trên cây”: Số phận đôi khi sẽ thử thách chúng ta theo những cách rất đặc biệt

Review sách “Hạnh phúc là”: 500 gợi ý để sống trọn từng giây

Review sách “Bàn có năm chỗ ngồi”: Tình bạn trong sáng hồn nhiên những năm tháng tuổi học trò tươi đẹp

Review sách “Đừng nhạt nữa!” : Cuốn sách hài hước, đánh bay cơn “nhạt” từ Fanpage mặn mòi Ngoa

Blog review sách hay – Review sách và Cung cấp các kiến thức về Marketing